Xem người Thái Nghệ An đan ép xôi

(Baonghean.vn) - Trong quá trình lao động, người Thái đã tạo ra các vật dụng, dụng cụ thủ công bằng tre nứa mang dấu ấn bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình trong đó phải kể đến ép xôi.

1.	Ông Vang Trần Nhị, trú tại bản Can, xã Tam Thái (Tương Dương) được người dân trong và bản biết đến là một người đan ép xôi đẹp, ông cho biết “ Vật liệu thường được dùng để đan ép xôi là loại cây cùng họ với cây luồng nhưng nó lại có ông dài hơn và chỉ to bằng cổ tay là hết cỡ, tiếng Thái gọi là mày quắn. Ngoài ra có thể đan bằng giang, tre và cũng có thể là nứa” Ảnh: Đình Tuân
Ông Vang Trần Nhị, trú tại bản Can, xã Tam Thái (Tương Dương) được người dân trong và bản biết đến là một người khéo tay, đan ép xôi đẹp. Ông cho biết:“ Vật liệu thường được dùng để đan ép xôi là loại cây cùng họ với cây luồng nhưng nó lại có ống dài hơn và chỉ to bằng cổ tay là hết cỡ, tiếng Thái gọi là mày quắn. Ngoài ra có thể đan bằng giang, tre và cũng có thể là nứa” Ảnh: Đình Tuân
Sau khi lấy nguyên liệu từ trong rừng về sẽ được chẻ nhỏ và lước mong. Ảnh: Đình Tuân
Sau khi lấy nguyên liệu từ trong rừng về, những lóng mày quắn này sẽ được chẻ nhỏ, lước mỏng. Ảnh: Đình Tuân
Ông Nhị chia sẻ, đan ép xôi cũng như đan các vật dụng khác đều không khó lắm, miễn là đó phải cần cù chịu khó và đặc biệt là sáng dạ một tý thì đều có thể đan được. Ảnh: Đình Tuân
Ông Nhị chia sẻ, đan ép xôi cũng như đan các vật dụng khác đều không khó lắm, miễn là đó phải cần cù chịu khó và đặc biệt là sáng dạ một tý thì đều có thể đan được. Để dễ dàng trong khi đan cũng như không làm các nan đang gẫy, người đan thỉnh thoảng sẽ xịt nước vào để nan thêm dẻo. Khi đan gần như người đan đều sử dụng kiểu nan nong 3. Ảnh: Đình Tuân
Khi công đoạn đan đã xong thì sẽ tiến hành rút để tạo vòng điểm tựa để khâu đáy của ép. Ảnh: Đình Tuân
Khi công đoạn đan đã xong thì sẽ tiến hành rút để tạo vòng điểm tựa để khâu đáy của ép. Ảnh: Đình Tuân
Khi đã rút xong sẽ tiến hành cắt bỏ những đạo dư thừa. Ảnh: Đình Tuân
Cơ bản hoàn thành phần đan thân ép. Ảnh: Đình Tuân
Trong các công đoạn thì có lẽ công đoạn đan đáy ép là khó nhất, ông Nhị cho biết thêm có một số người biết đan thân ép chứ đáy không biết đan. Ảnh: Đình Tuân
Trong các công đoạn thì đan đáy ép được xem là khó nhất. Ông Nhị cho biết thêm có một số người biết đan thân ép chứ đáy không biết đan. Ảnh: Đình Tuân
Lắp đáy ép xong sẽ tiến hành khâu thân đáy vào thân ép. Vật liệu dùng để khâu là mây. Ảnh: Đình Tuân
Lắp đáy ép xong sẽ tiến hành khâu thân đáy vào thân ép. Vật liệu dùng để khâu là mây. Ảnh: Đình Tuân
Công đoạn cuối cùng là khâu đế của ép. Ảnh: Đình Tuân
Công đoạn cuối cùng là khâu đế của ép. Ảnh: Đình Tuân
Bằng bàn tay tài hoa người Thái đã tạo ra những chiếc rất đẹp. Ép được đan bằng vật liệu tự nhiên nên hơi nước của cơm xôi sẽ thoát đều ra bốn phía, nên xôi không bị hấp hơi và ướt. Sử dụng đựng các món đồ ăn nóng mà không sợ nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe như một số vật liệu khác. Hiện nay mỗi chiếc ép được bán với giá giao động từ 80-250 ngàn đồng trên cái tùy theo kích thước to hay nhỏ. Ảnh: Đình Tuân
Bằng bàn tay tài hoa, người Thái đã tạo ra những chiếc rất đẹp. Ép được đan bằng vật liệu tự nhiên nên hơi nước của cơm xôi sẽ thoát đều ra bốn phía, xôi không bị hấp hơi và ướt. Ép xôi này còn có thể sử dụng đựng các món đồ ăn nóng mà không sợ nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe như một số vật liệu khác. Hiện nay, mỗi chiếc ép được bán với giá dao động từ 80 - 250 ngàn đồng trên cái tùy theo kích thước to hay nhỏ. Ảnh: Đình Tuân
Ép được dùng đựng xôi, đựng cơm trong đời sống, những khi đi nương rẫy hay những dịp có cỗ bàn, cưới xin ma chay…Ảnh: Đình Tuân
Ép được dùng đựng xôi, đựng cơm trong bữa ăn hàng ngày, những lúc bào con đi nương rẫy hay những dịp có cỗ bàn, cưới xin ma chay…Ảnh: Đình Tuân

Đình Tuân

TIN LIÊN QUAN

Tin mới