Mỗi gia đình sắp phải đóng phí nước thải sinh hoạt

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2016 quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, có hiệu lực từ 1/1/2017.

Xung quanh hào thành là hàng trăm hộ dân sinh sống. Và hàng chục năm nay, nhiều hộ dân ... hồn nhiên xả nước thải sinh hoạt xuống thẳng lòng hồ.
Nước thải sinh hoạt từ mỗi gia đình sẽ phải đóng phí bảo vệ môi trường dựa trên lượng nước sử dụng. Ảnh tư liệu

 » Thành phố Vinh: 70% nước thải chưa qua xử lý đổ ra môi trường

 » Khi thu phí nước thải phải đảm bảo tốt hệ thống thoát nước

Theo đó, nghị định nêu rõ nước thải công nghiệp là nước thải từ: cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá; cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở nuôi trồng thuỷ sản; cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề; cơ sở thuộc da, tái chế da; cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; cơ sở dệt, nhuộm, may mặc; cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, nhựa, cao su; cơ sở sản xuất phân bón, hoá chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng; cơ sở cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng; cơ sở sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử; cơ sở sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu; nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp; cơ sở sản xuất khác.

Nước thải sinh hoạt là nước thải từ: hộ gia đình; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân); trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến; cơ sở rửa ôtô, rửa xe máy, sửa chữa ôtô, sửa chữa xe máy; bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác; các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải không được quy định là nước thải công nghiệp.

Nghị định quy định rõ mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình thuộc trường hợp được miễn phí) thì mức phí được xác định theo từng người sử dụng nước căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường, thị trấn nơi khai thác và giá bán 1 m3 nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn.

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính bằng mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm cộng với phí biến đổi của tổng lượng nước thải ra, tùy theo hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất tùy theo thông số gây ô nhiễm không khí, dao động từ 2.000 đồng đến 20.000.000 đồng/kg.

Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 20 m3/ngày đêm, không áp dụng mức phí biến đổi.

Nghị định quy định số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định bằng số lượng nước sạch sinh hoạt x giá bán nước sạch x mức thu phí. Số phí cố định phải nộp là 1.500.000 đồng/năm.

Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày đêm, số phí cố định phải nộp là: 1.500.000 đồng/năm.

Nghị định cũng quy định nhiều trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải như nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra...

Đơn vị cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch.

UBND xã, phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng.

Theo Bảo Quyên/vneconomy

TIN LIÊN QUAN

Tin mới