Mùa kéo che, nấu mật Tết ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Vào dịp cuối năm Âm lịch, các địa phương trồng mía trong tỉnh đang vào mùa ép mía nấu mật. Để có được những lít mật ngọt ngào cung cấp cho thị trường Tết, người nông dân cũng lắm công phu.
Những ngày này, người dân  ở các huyện có truyền thống trồng mía nấu mật như Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Thanh Chương…đang đẩy mạnh công việc thu hoạch mía.
Những ngày này, người dân ở các huyện có truyền thống trồng mía nấu mật như Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Thanh Chương… đang đẩy mạnh công việc thu hoạch mía, nấu mật. Ảnh: Huy Thư
Ngày xưa, ép mía bằng che tốn khá nhiều công sức, mùa che mật kéo dài mấy tháng, nay ép mía bằng máy, đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, ở một vài nơi, do lượng mía ít, một số gia đình vẫn dùng che ép mía thủ công, do trâu kéo
Ngày xưa, ép mía bằng che tốn khá nhiều công sức, mùa che mật kéo dài mấy tháng, nay ép mía bằng máy, đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, ở một vài nơi, do lượng mía ít, một số gia đình vẫn dùng che ép mía thủ công, do trâu kéo. Ảnh: Huy Thư
Ở những làng trồng mía, không phải gia đình nào cũng sắm máy ép công suất lớn, do đó đến mùa mía, mọi người thường đưa mía đi ép ở các hộ có máy và dẫn đến việc “quá tải”, phải chờ đợi nhau, có khi cả ngày mới ép được mía

Nước mía sau khi ép được “lóng” cặn và đổ vào chảo để nấu mật. Trong ảnh: Người dân xóm 1, xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương đang chuẩn bị nấu mật mía. Ảnh: Huy Thư

Mỗi lò nấu mật thường có 2 – 3 chảo lớn, mỗi chảo nấu được khoảng 15 - 17  lít mật. Ảnh: Huy Thư
Mỗi lò nấu mật thường có 2 – 3 chảo lớn, mỗi chảo nấu được khoảng 15 - 17 lít mật. Ảnh: Huy Thư
Trong quá trình nấu mật, tạp chất trong nước mía sẽ  kết tủa và nổi lên trên chảo. Người nấu sử dùng 1 cái vợt làm bằng vải thưa hay màn tuyn để vớt tạp chất này, càng siêng vớt thì mật càng “đẹp”.
Trong quá trình nấu mật, tạp chất trong nước mía sẽ kết tủa và nổi lên trên chảo. Người nấu mật thường sử dụng 1 cái vợt làm bằng vải thưa hay màn tuyn để vớt tạp chất này, càng siêng vớt thì mật càng “đẹp”. Ảnh: Huy Thư
Công việc chặt mía, ép mía, nấu mật diễn ra liên tục, khiến nhiều người mệt mỏi phải nằm nghỉ ngay trên đống bã mía.  Ảnh: Huy Thư
Công việc chặt mía, ép mía, nấu mật diễn ra liên tục, khiến nhiều người mệt mỏi phải nằm nghỉ ngay trên đống bã mía. Ảnh: Huy Thư
8.	Khi mật sôi, trong chảo mật sẽ được bỏ thêm 1 cái lồng để “nhốt” mật, tránh mật  trào ra ngoài. Ảnh: Huy Thư
Khi mật sôi, trong chảo mật sẽ được bỏ thêm 1 cái lồng để “nhốt” mật, tránh mật trào ra ngoài. Ảnh: Huy Thư
9.	Sau 4 - 5 tiếng đồng hồ, nấu to lửa, chảo mật sẽ vơi cạn và chuyển dần sang màu vàng sánh là công việc nấu mật đã thành công. Muốn có mật già hay mật non, người nấu sẽ tùy vào sở tích mà mà thêm hay bớt lửa.
Sau 4 - 5 tiếng đồng hồ, nấu to lửa, chảo mật sẽ vơi cạn và chuyển dần sang màu vàng sánh là công việc nấu mật đã thành công. Muốn có mật già hay mật non, người nấu sẽ tùy vào sở thích mà thêm hay bớt lửa. Ảnh: Huy Thư
Đến làng mật mía dịp này, thơm lừng mùi mật, mọi người sẽ được chiêu đãi món sắn chấm mật hay bánh khô chấm mật, dân dã mà ấn tượng. Ảnh: Huy Thư
Đến làng mật mía dịp này, thơm lừng mùi mật, mọi người sẽ được chiêu đãi món sắn chấm mật hay bánh khô chấm mật, dân dã mà ấn tượng. Ảnh: Huy Thư
Tuy không còn cảnh cả làng đêm đêm chong đèn dắt trâu kéo che, ép mía, nhưng công việc trồng mía nấu mật ngày nay cũng lắm công phu. Ảnh: Huy Thư
Tuy không còn cảnh cả làng đêm đêm chong đèn dắt trâu kéo che, ép mía, nhưng công việc trồng mía nấu mật ngày nay cũng lắm công phu. Ảnh: Huy Thư
Theo ông Nguyễn Sỹ Toàn ở xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, trồng mía, nấu mật khá vất vả nhưng cũng kiếm được khoảng 6 triệu/sào/năm. Trong ảnh: Người dân đi che mật, chở cả mật lẫn bã mía về nhà.
Ông Nguyễn Sỹ Toàn ở xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương cho biết, nhà ông trồng 1 ha mía, vào mùa mật, làm cả trưa, cả tối là chuyện bình thường. Công việc  trồng mía, nấu mật khá vất vả nhưng cũng kiếm được khoảng 6 triệu đồng/sào/năm. Trong ảnh: Người dân đi che mật, chở cả mật lẫn bã mía về nhà. Ảnh: Huy Thư

Tin mới