Mùa lúa rẫy nơi vùng cao xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đồng bào các dân tộc vùng cao Kỳ Sơn bắt đầu cúng rẫy để bước vào vụ thu hoạch lúa mới. Những hạt lúa được gửi vào lòng đất, sau nhiều vất vả, nay đã trở thành những hạt vàng trên sườn núi cheo leo.
Tháng mười về cũng là lúc lúa nương chín rộ và mùa gặt bắt đầu Ảnh : Hữu Vi
Thời điểm tháng 10 là lúc lúa nương chín rộ và mùa gặt bắt đầu. Ảnh: Hữu Vi
Hàng năm, khi lúa trên nương đã chín vàng, thì cũng là lúc gia đình anh Moong Phò Dung, người Khơ Mú, bản Phà Khảo, xã Phá Đánh, huyện Kỳ Sơn, lại tổ chức mổ lợn, gà để cúng "ma rẫy" và các thần linh cai quản rừng núi. Theo anh Dung, người Khơ Mú cho rằng đây là các vị thần đã bảo vệ, chăm sóc nương rẫy của đồng bào từ khi bắt bắt đầu trỉa hạt vào lòng đất. 
Lễ cúng rẫy, là một trong những tín ngưỡng truyền thống ngoài trời lớn nhất được đồng bào Khơ Mú tổ chức trước khi thu hoạch lúa. Phong tục này cũng có thể được gọi là nôm na là tục xin lúa của đồng bào. Ngoài ra, qua phong tục còn thể hiện sự đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác thu hái thành quả của một mùa nương rẫy vất vả. Theo anh Dung, với 40kg lúa giống, mùa này dự kiến gia đình anh thu về xấp xỉ 2 tấn thóc.
Bà con thường tổ chức giúp đỡ nhau khi vào mùa gặt. Ảnh: Lữ Phú
Bà con thường tổ chức giúp đỡ nhau khi vào mùa gặt. Ảnh: Lữ Phú
Tại khu vực bản Phà Khốm, cũng thuộc xã Phà Đánh, sau khi cúng rẫy, gia đình bà Ven Mẹ Nhưn cũng đã bước vào thu hoạch lúa. Bà Nhưn cho biết: Năm nay, gia đình bà gieo trỉa hơn 40 kg lúa giống, tuy nhiên do mưa nhiều nên 1/3 diện tích lúa của gia đình gieo trồng đầu mùa vụ đã bị xói mòn và đất lấp. Nhưng may mắn là số diện tích còn lại lúa lên rất tốt, khả năng năm nay gia đình sẽ không bị đói.
Giống lúa tẻ địa phương được các cộng đồng thiểu số ở Kỳ Sưn rất ưa chuộng. ảnh : Lữ Phú
Giống lúa tẻ địa phương được các cộng đồng thiểu số ở Kỳ Sơn rất ưa chuộng. Ảnh: Lữ Phú
Còn ông Moong Phò Châu, bản Huồi Tông, xã Keng Đu, gia đình gồm 6 miệng ăn vì vậy năm nào gia đình ông cũng gieo trỉa 60 kg lúa giống, trung bình mỗi mùa thu về 3 tấn thóc.
Ông Châu cho biết, mặc dù những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, và khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, để giảm dần diện tích nương rẫy, tuy nhiên, bà con vẫn dành những khoảnh đất riêng trên núi để trồng lúa rẫy, lúa nương. Theo quan niệm của đồng bào thì giữ cây lúa rẫy cũng là giữ linh hồn của người Khơ Mú. Những ai là con cháu người Khơ Mú phải có trách nhiệm giữ phương thức canh tác và loại cây trồng truyền thống này.
Thầy mo Cụt Thanh Hải làm lễ cúng rẫy giúp một người cùng bản trên rẫy lúa Ảnh : hữu Vi
Thầy mo Cụt Thanh Hải làm lễ cúng rẫy cho một gia đình trước khi gặt. Ảnh: Hữu Vi

Theo thống kê của phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Kỳ Sơn, hàng năm đồng bào các dân tộc huyện vùng cao Kỳ Sơn gieo trỉa xấp xỉ 7.000 ha lúa rẫy, tương đương sau thu hoạch mỗi ha bà con thu được 1,3 tấn. Đây là cây lương thực chủ lực của đồng bào các dân tộc huyện vùng cao Kỳ Sơn, góp phần đáng kể trong việc đảm bảo lương thực cho người dân hàng năm.

Tin mới