Mực nước các dòng sông ở Nghệ An rất căng thẳng

(Baonghean.vn)- Đồng chí Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Nghệ An là tỉnh nông nghiệp, nhưng mới chỉ đáp ứng tưới được 55%, như vậy là thấp. Đồng chí cũng đồng tình với quan điểm: An ninh nguồn nước ở Nghệ An là hiện tại, chứ không phải tương lai.

Chiều 2/7, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội có chương trình làm việc với tỉnh Nghệ An về giám sát An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập.

Đoàn do đồng chí Phùng Quốc Hiển - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn có đồng chí Phan Xuân Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Nguyễn Đức Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội; Nguyễn Hoàng Hiệp – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT…  Về phía Nghệ An có đồng chí Bùi Đình Long - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Đệ - Giám đốc Sở NN&PTNT. Ảnh: Phạm Bằng
Đoàn do đồng chí Phùng Quốc Hiển - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Phan Xuân Dũng -  Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội và đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT… Về phía Nghệ An có các đồng chí Bùi Đình Long -  Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Đệ - ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT. Ảnh: Phạm Bằng

NẾU KHÔNG TÍNH TOÁN LÂU DÀI THÌ SẼ THIẾU NƯỚC

Báo cáo với đoàn giám sát, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, hiện toàn tỉnh có 1.061 hồ chứa thủy lợi, trong đó có 396 đập dâng; 2 hệ thống tưới tiêu gồm Thủy lợi Nam và Thủy lợi Bắc; 19 hồ chứa thủy điện.

Đến năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư đưa vào sử dụng 510 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, với tổng công suất thiết kế gần 70.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 100.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh. Ước tính cuối năm 2020, 85% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 100 hồ đập đã hư hỏng cần nâng cấp, sửa chữa nhưng chưa có kinh phí. Các địa phương đã thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra công trình trước mùa mưa bão, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Phạm Bằng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Phạm Bằng

Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, các hồ chứa thủy lợi ở Nghệ An chỉ có 535 triệu m3 nước, như vậy là ít, trong khi nhu cầu là rất lớn vì 80% dân số của Nghệ An là ở nông thôn.

“Hiện nhu cầu nước của tỉnh Nghệ An mỗi năm cần 2,6 tỷ m3, 5 năm tới thì nhu cầu là 3,2 tỷ m3/năm. Nếu không có tính toán lâu dài thì sẽ thiếu nước. Hiện nay, các công trình thủy lợi mới đảm bảo được 55% tưới, nếu dự án Bản Mồng đưa vào hoạt động thì tỷ lệ này tăng thêm được 10%. An ninh nguồn nước với Nghệ An là hiện tại, chứ không phải tương lai”, Thứ trưởng Hiệp nói. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, an ninh nguồn nước ở Nghệ An là hiện tại, chứ không phải tương lai. Ảnh: Phạm Bằng
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, an ninh nguồn nước ở Nghệ An là hiện tại, chứ không phải tương lai. Ảnh: Phạm Bằng

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá rằng, biến đổi khí hậu tác động đến Nghệ An là rất nhanh. Tình trạng hạ thấp mực nước ở các dòng sông trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng căng thẳng. Các cống thượng lưu ở Nam Đàn đều trơ đáy, hoặc rất thấp.

Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu nên Nghệ An cũng bị xâm nhập mặn, cũng gay gắt. Tỉnh đang nghiên cứu xây dựng đập ngăn mặn sông Lam, nếu không cao điểm mặn sẽ xâm nhập 40km.

NGHỆ AN PHẢI QUYẾT TÂM CAO HƠN

Đoàn giám sát kiểm tra thực tế tại dựa án hồ chứa nước Bản Mồng. Ảnh: Phạm Bằng
Đoàn giám sát kiểm tra thực tế tại dự án hồ chứa nước Bản Mồng. Ảnh: Phạm Bằng

Để đảm bảo an ninh nguồn nước, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị, về quy hoạch, Nghệ An chủ yếu là trên lưu vực sông Cả, nhưng toàn bộ số liệu đo đạc không có. Vì vậy, tỉnh phải theo dõi, có số liệu đo đạc của sông Cả và các con sông khác.

Bên cạnh đó, nhu cầu nước ở vùng hạ du ngày càng cao, vì tỉnh đang có xu hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lên. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh phải có tầm nhìn xa hơn, 20 năm, thậm chí 50 năm.

“Tỉnh cần xây dựng bổ sung các công trình thủy lợi vừa cắt lũ, đảm bảo nguồn nước cho hạ du. Nghiên cứu xây dựng các hồ thượng lưu dự án hồ Bản Mồng. Vừa để điều tiết cắt lũ, vừa cung cấp nước trong khu vực”

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp

Về an toàn hồ đập, Nghệ An có 100 hồ đập trong danh mục không an toàn, phải sửa chữa, trong đó có 10 hồ đập đặc biệt nguy hiểm trong danh sách 200 hồ nguy hiểm của cả nước. Cùng đó, hiện vẫn còn 23 hồ đập lớn đang giao cho xã quản lý, điều này là không ổn.

Theo Thứ trưởng Hiệp, dự án hồ chứa nước Bản Mồng đã kéo dài, cần đẩy nhanh tiến độ vì không thể chậm trễ hơn nữa. Giai đoạn 1 về công trình đầu mối, nhưng đang vướng diện tích rừng. Tỉnh đã làm hồ sơ trình Chính phủ nhưng đang cần phải bổ sung. Nếu tỉnh không quyết tâm thì khó làm.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ông Phan Xuân Dũng cho rằng, Nghệ An phải quyết tâm cao hơn mới đạt tiến độ giai đoạn 1 của dự án hồ chứa nước Bản Mồng. Ảnh: Phạm Bằng
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đồng chí Phan Xuân Dũng cho rằng, Nghệ An phải quyết tâm cao hơn mới đạt tiến độ giai đoạn 1 của dự án hồ chứa nước Bản Mồng. Ảnh: Phạm Bằng

Liên quan đến dự án Bản Mồng, dự kiến đến hết năm 2020 xây dựng hoàn thành đầu mối và 8 trạm bơm với kinh phí là 4.370 tỷ đồng. Tỉnh Nghệ An đề nghị Quốc hội cho phép chuyển mục đích sử dụng 316,2ha rừng phòng hộ trong lòng hồ để thực hiện dự án. Đồng thời, bố trí hơn 620 tỷ cho giai đoạn 1 và hơn 3.214 tỷ đồng để thực hiện giai đoạn 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đồng chí Phan Xuân Dũng cho rằng, UBND tỉnh phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, sớm trình Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Sau đó, Ủy ban sẽ xem xét và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo thẩm quyền.

“Nghệ An phải quyết tâm cao hơn nữa thì dự án mới đạt tiến độ giai đoạn 1 trong nhiệm kỳ này”, đồng chí Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Dự án hồ chứa nước Bản Mồng dự kiến đến hết năm 2020 xây dựng hoàn thành  đầu mối và 8 trạm bơm. Ảnh: Phạm Bằng
Dự án hồ chứa nước Bản Mồng dự kiến đến hết năm 2020 xây dựng hoàn thành đầu mối và 8 trạm bơm. Ảnh: Phạm Bằng

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Nghệ An là tỉnh nông nghiệp, nhưng mới chỉ đáp ứng được tưới 55%, như vậy là thấp.

Do thiên tai, độ dốc lớn, bão lũ bất thường nên an toàn hồ đập ở Nghệ An luôn rình rập. Vì thế, hơn 900 hồ đập đang do xã quản lý, tỉnh cần phân cấp lại, để làm sao đủ điều kiện có thể xử lý khi sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, Nghệ An phải có quy hoạch tổng thể hệ thống hồ đập, vì lợi thế của Nghệ An vẫn là nông nghiệp, để đảm bảo tưới tiêu và an ninh nguồn nước.  
đồng chí Phùng Quốc Hiển – Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa vào Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2021-2025 về an ninh nguồn nước. Ảnh:Phạm Bằng
Đồng chí Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa vào Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2021-2025 về an ninh nguồn nước. Ảnh:Phạm Bằng

Về dự án hồ chứa nước Bản Mồng, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đối với diện tích 316,2ha rừng phòng hộ thì Nghệ An cần tính toán, rà soát, đánh giá đúng thực trạng. Từ đó, lập hồ sơ cụ thể để trình Chính phủ, sau đó tiếp tục trình Quốc hội xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng. Đến hết tháng 8/2020, tỉnh phải hoàn thành hồ sơ trình Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra, từ đó mới có đủ điều kiện bố trí vốn cho kế hoạch trung hạn 2021-2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa vấn đề an ninh nguồn nước vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, phấn đấu đến 2025 thì tỷ lệ tưới phải đạt 75%. 

Tin mới