Muôn cách thưởng trà đặc sắc trên thế giới

(Baonghean.vn) - Trà là thức uống phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi nước có bản sắc văn hóa riêng, vì vậy trà cũng được thưởng thức theo các cách rất khác nhau.

Việt Nam: Cửa Phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng thức trà và nâng việc uống trà trong chốn thiền môn thành phương pháp “tĩnh tâm điều tức” – Trà Thiền. Với người Việt, trà là bạn là tri kỷ, thể hiện hương vị ngọt ngào của cuộc sống, đắng chát của cuộc đời và triết lý nhân sinh.Uống trà đôi lúc làm phây khoả đi bao buồn phiền trong cuộc đời “ấm lạnh tình đời năm bảy chén, Nạt nồng đôi chén một vài hơi.
Việt Nam: Cửa Phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng thức trà và nâng việc uống trà trong chốn thiền môn thành phương pháp “tĩnh tâm điều tức” - Trà Thiền. Với người Việt, trà là bạn là tri kỷ, thể hiện hương vị ngọt ngào của cuộc sống, đắng chát của cuộc đời và triết lý nhân sinh.
.
Thái Lan: Người Thái Lan thường uống trà lạnh với đá, gọi là cha-yen. Nước trà sau khi đun bằng lá trà được thêm sữa, đường, đánh bọt và bỏ đá với cách pha độc đáo gọi là “trà kéo”. 
Trung Quốc: Cách uống trà phổ biến là bỏ lá chè xanh bỏ vào trong ấm và đun sôi nước đổ vào. Ngoài ra có thể thêm vào những vị thuốc Đông Y với mục đích thư giãn, thải độc, chữa bệnh… Người Trung Quốc quan niệm pha trà cho những người nhiều tuổi hơn, người già thường thể hiện sự tôn trọng, lễ phép, biểu lộ sự cám ơn hay hối lỗi. Người  Trung Hoa chú trọng đến đường nét uốn lượn khi thể hiện việc uống trà, từ đó nâng nghệ thuật uống trà thành Trà Pháp.
Trung Quốc: Cách uống trà phổ biến là bỏ lá chè xanh vào ấm và đun sôi nước đổ vào. Ngoài ra có thể thêm vào những vị thuốc Đông Y với mục đích thư giãn, thải độc, chữa bệnh… Trung Quốc quan niệm pha trà cho những người nhiều tuổi hơn, người già thường thể hiện sự tôn trọng, lễ phép, biểu lộ sự cám ơn hay hối lỗi. Người Trung Hoa chú trọng đến đường nét uốn lượn khi thể hiện việc uống trà, từ đó nâng nghệ thuật uống trà thành Trà Pháp.
.
Ấn Độ: Thích trà đen và các loại trà chứa hương vị, đặc biệt là uống trà theo “Liệu pháp hương thơm Ayurvedic” - sử dụng bột thảo mộc hòa tan với nước, các tinh dầu thiên nhiên, nước thuốc sắc từ thảo mộc dựa trên 3 nguyên tắc: sự kết hợp giữa trời và đất, lửa với nước, đất với nước.
.

​Nhật Bản: Việc thưởng trà của người dân đất nước Mặt trời mọc thể hiện hài hòa nét thẩm mỹ và tính triết học qua 4 yếu tố: wa - sự hài hòa (giữa con người và thiên nhiên), kei - sự tôn kính (đối với người khác), sei - sự tinh khiết (của tâm hồn) và jaku - sự yên tĩnh. Cách pha trà rất cầu kỳ, nhiều nghi lễ thể thức và dụng cụ phức tạp, thể hiện văn hóa cẩn trọng, tỉ mỉ, trau chuốt; với bộ dụng cụ pha trà rất đặc biệt, tinh xảo. Người Nhật Bản chú trọng đến không gian trà thất và nâng nghệ thuật uống trà thành Trà Đạo. 

.
Anh: Thưởng thức trà vào buổi chiều tà là truyền thống đặc trưng. Người Anh làm việc gì cũng đều phải có chén trà, vừa uống vừa bàn bạc công việc. Phong tục uống trà không chỉ mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà ngay cả các cơ quan, tập thể đều có một giờ uống trà nhất định gọi là “Tea breaks”- giờ trà. Người Anh uống trà ít nhất 6 lần trong 1 ngày.
.

Maroc: Ưa chuộng trà bạc hà, họ coi đây là thức uống có tính nghi lễ thể hiện sự mến khách.Tại đây, trà bạc hà là đồ uống dân tộc. Trong số 20 quốc gia tiêu thụ nhiều trà nhất trên thế giới thì một nửa là các quốc gia Arập. Và trong các quốc gia Arập thì Maroc là đất nước tiêu thụ trà bạc hà nhiều nhất.

.

Nga: Truyền thống uống trà ở Nga thường gắn liến với ấm Sanovar - một loại bình trà lớn, kiểu dáng tinh tế, có thể duy trì nước ở nhiệt độ cao. Người Nga cũng tin rằng, Samovar cũng có một tâm hồn. Niềm tin này dựa trên việc chiếc ấm Samovar thường phát ra những âm thanh khác nhau mỗi lần được đun nóng, tựa như đang hát.

Hoài Thu

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới