Muôn kiểu đón Tết của các nước châu Á

(Baonghean.vn) - Cũng như Việt Nam, ngoài những phong tục riêng có của mỗi quốc gia trong ngày Tết, một số nước ở Châu Á còn có những kiểu đón Tết rất độc đáo.
1. Hàn Quốc
Trẻ em Hàn Quốc chơi Yutnori vào đầu năm - Ảnh chụp màn hình trang Korea.net
Trẻ em Hàn Quốc chơi Yutnori vào đầu năm mới.
Người dân Hàn Quốc đón năm mới bằng cách tham gia những trò chơi dân gian truyền thống vào ngày đầu năm như: Yutnori, thả diều, đá cầu…
Một trong những trò phổ biến nhất là Yutnori chơi bằng cách di chuyển các quân cờ và người chơi sử dụng gậy Yut để làm xúc xắc. Đường đi của gậy Yut trong bàn cờ tượng trưng cho sự vận động của hành tinh mặt trời, có ý nghĩa cầu mong một năm mới đầy tốt lành và sung túc.
Lễ hội đốt đồng đầu năm mới ở Hàn Quốc.
Lễ hội đốt đồng đầu năm mới ở Hàn Quốc.
Ngoài ra, ở một số nơi khác ở Hàn Quốc còn  tổ chức lễ hội đốt đồng vào đầu năm mới. Theo đó, người dân Hàn Quốc sẽ chất củi và rơm trong một khu đồng trống, chờ ánh trăng lên và đốt lửa. Họ quan niệm rằng ngọn lửa sẽ diệt trừ tà ma, mang lại mùa màng tốt tươi. Một số người còn tụ tập trước ngọn lửa lớn để cầu nguyện cho gia đình và người thân.
2. Trung Quốc
Múa sư tử ở Trung Quốc nhân dịp năm mới.
Múa sư tử ở Trung Quốc nhân dịp năm mới.
Múa sư tử được cho là điệu múa phổ biến vào dịp Tết của người Trung Quốc vì nó tượng trưng cho sự may mắn và vì sư tử được coi là chúa tể muôn loài. Hiện nay chưa có một tài liệu chính thức nào lý giải chính xác truyền thống múa sư tử có từ bao giờ.Nhưng cho dù mùa sư tử có từ bao giờ thì nó cũng đã trở thành điệu múa truyền thống của người Trung Quốc vào các dịp quan trọng.
Lồng đèn đỏ được trang hoàng khắp nơi nhân dịp năm mới ở Trung Quốc.
Lồng đèn đỏ được trang hoàng khắp nơi nhân dịp năm mới ở Trung Quốc.
Ngoài ra, ngày Tết ở Trung Quốc,  người dân còn có phong tục đốt pháo và treo đèn lồng đỏ, với quan niệm tiếng ồn của pháo cùng màu sắc tươi đỏ của đèn sẽ làm thú dữ khiếp sợ, không dám phá hoại cuộc sống của con người.
3. Triều Tiên
Trẻ em ở Triều Tiên vui chơi Tết. Ảnh: Reuters
Trẻ em ở Triều Tiên vui chơi Tết. Ảnh: Reuters
Trong văn hóa của người Triều Tiên ngày Tết không thể thiếu nghi thức “đuổi quỷ” và “đốt tóc”. Để “đuổi quỷ”, người dân Triều Tiên sẽ làm hình nộm bằng rơm, ở giữa nhét tiền. Sau đó ngay trong sáng sớm mồng 1 sẽ vứt ra ngã tư đường với mong muốn xua đuổi quỷ dữ, nghinh đón điều tốt lành.

Còn “đốt tóc” sẽ được thực hiện bằng cách gom lại những sợi tóc rụng trong năm vào 1 hộp nhỏ, chiều tà ngày mồng 1 sẽ vứt ra trước cửa nhà để xua đuổi ma quỷ, dịch bệnh.

4. Nhật Bản
Nhập mô tả ảnh
Nhập mô tả ảnh
Tại Nhật Bản, trò thả diều takoage khá phổ biến vào dịp năm mới. Những chiếc diều có hình dáng, cách trang trí khác nhau tùy từng địa phương.
Diều vốn là trò chơi được dùng để cầu nguyện cho đứa bé trưởng thành và tương lai hạnh phúc nhưng bây giờ nó được coi là một trong những hoạt động của Tết. Bên cạnh năm mới còn có giải thi đấu diều khu vực nơi người ta dùng tới cả những chiếc diều lớn tới 10m.
Người Nhật còn chơi bài karuta.
Người Nhật còn chơi bài karuta.
Trong dịp năm mới, người Nhật còn chơi bài karuta. Quân bài có các bức hình hoặc các dòng chữ Nhật. Khi chơi một người chơi sẽ đọc to một lá bài và những người khác tranh nhau để giành lấy quân bài tương ứng. Người nào giành được nhiều lá bài nhất sẽ thắng. Ở thể loại chơi bài Uta karuta, qua các cuộc thi, người chơi càng biết thêm nhiều về các câu thơ, thành ngữ.
5. Mông Cổ
Đua ngựa nhân dịp năm mới ở Mông Cổ.
Đua ngựa nhân dịp năm mới ở Mông Cổ.
Trong dịp Tết Tsagaan Sar, người Mông Cổ thường hát mỗi khi được chủ nhà mời rượu. Bên cạnh đó, họ còn đua ngựa, tung xúc xắc làm bằng xương mắt cá của thú vật. Đua ngựa là môn thể thao phổ biến thứ nhì nước này, sau môn vật truyền thống. "Một người Mông Cổ không có ngựa cũng giống một con chim không có cánh", theo một câu nói cổ của người Mông Cổ
Môn thi đấu vật tại lễ hội Naadam
Môn thi đấu vật tại lễ hội Naadam ở Mông Cổ
Ngoài ra, ở Mông Cổ còn có Lễ hội Naadam diễn ra vào tháng 7 hằng năm. Naadam được tổ chức trên khắp thảo nguyên, nhưng quy mô nhất vẫn là ở Ulanbaatar.
6. Singapore
Lễ hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ hội Chunjie ở Singapore
Lễ hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ hội Chunjie ở Singapore
Lễ hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ hội Chunjie,diễn ra ở khu Chinatown - trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore. Đêm Hoa đăng được khai mạc vào thời điểm cụ thể khác nhau tùy theo mỗi năm nhưng thường ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí ứng với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp.
Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên ở Singapore
Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên ở Singapore
Trong suốt 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng Giêng, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình là biểu thị một cách cầu chúc may mắn cho họ.

Tin mới