Muôn vẻ Lễ hội Halloween trên khắp thế giới

(Baonghean.vn) - Halloween là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm. Do sự phát triển và giao thoa văn hóa, ngày nay Halloween đã trở nên phổ biến và quen thuộc với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở mỗi nước, lễ hội Halloween lại mang những đặc trưng độc đáo riêng.

1. Anh
Cũng giống lễ hội Halloween ở các nước, người Anh cũng đốt lửa và làm nên những chiếc đèn lồng handmade từ vỏ quả. Nhưng thay vì dùng bí ngô, họ sử dụng đèn lồng củ cải đường và gọi chúng là punkies. Trẻ em sẽ cầm punkies trong tay, đến gõ cửa từng nhà để xin tiền.  Một điều khác nữa về lễ hội Halloween ở Anh so với các nước là đèn lồng được thắp sáng với niềm tin soi đường cho những linh hồn đi lang thang trong đêm Halloween chứ không phải xua đuổi tà ma.  Để xua đuổi những linh hồn xấu, người Anh có tập tục ném đá, rau cải và quả hạch vào lửa. Trò “trick or treat” cũng rất được yêu thích tại nước Anh.
Lễ hội Halloween ở Anh người ta đốt lửa và làm nên những chiếc đèn lồng handmade từ vỏ quả. Nhưng thay vì dùng bí ngô, họ sử dụng đèn lồng củ cải đường và gọi chúng là punkies. Trẻ em sẽ cầm punkies trong tay, đến gõ cửa từng nhà để xin tiền. Ở Anh đèn lồng được thắp sáng với niềm tin soi đường cho những linh hồn đi lang thang trong đêm Halloween chứ không phải xua đuổi tà ma. Để xua đuổi những linh hồn xấu, người Anh có tập tục ném đá, rau cải và quả hạch vào lửa. 

 2. Mỹ

Với người Mỹ, lễ hội Halloween là dịp để vui chơi tưng bừng và tham gia vào nhiều hoạt động, trò chơi truyền thống.  Trong ngày này, mỗi ngôi nhà ở nước Mỹ đều được trang trí với nhiều hình ảnh ma quái, gợi sự huyền bí: người bù nhìn rơm/vải bên cạnh mấy chùm bắp khô, bà phù thủy cưỡi chổi, bí ngô được tỉa hình mặt người, hình ma, dơi…  Người dân Mỹ thường mặc các trang phục hóa trang nhiều hình thù kinh dị, tổ chức tiệc tùng và vui chơi cùng nhau suốt đêm. Còn trẻ em rất hào hứng với hoạt động hóa trang và đi từ nhà này sang nhà khác để quậy phá, vui đùa và đòi bánh kẹo.
Lễ hội Halloween ở Mỹ là dịp để mọi người vui chơi tưng bừng và tham gia vào nhiều hoạt động, trò chơi truyền thống. Trong ngày này, mỗi ngôi nhà ở nước Mỹ đều được trang trí với nhiều hình ảnh ma quái, gợi sự huyền bí: người bù nhìn rơm/vải bên cạnh mấy chùm bắp khô, bà phù thủy cưỡi chổi, bí ngô được tỉa hình mặt người, hình ma, dơi… Người dân Mỹ thường mặc các trang phục hóa trang nhiều hình thù kinh dị, tổ chức tiệc tùng và vui chơi cùng nhau suốt đêm. Còn trẻ em rất hào hứng với hoạt động hóa trang và đi từ nhà này sang nhà khác để quậy phá, vui đùa và đòi bánh kẹo.

3. LB Đức

Tại Đức, ngoài những chiếc lồng đèn làm bằng bí ngô mà bất kỳ nhà nào cũng có thì một hoạt động thu hút sự tham gia của nhiều người nhất là lễ hội hóa trang. Người Đức đón mừng ngày lễ này với một sự vui vẻ và thích thú. Họ sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của ngày lễ ma quỷ, ca hát nhảy múa suốt đêm bên những đống lửa lớn. Một điểm đặc trưng rất độc đáo của ngày Halloween tại Đức là người dân sẽ giấu kín các con dao trong nhà vì họ cho rằng như thế các linh hồn sẽ trở về dễ dàng và không bị tổn thương.
Tại Đức, ngoài những chiếc lồng đèn làm bằng bí ngô mà bất kỳ nhà nào cũng có thì một hoạt động thu hút sự tham gia của nhiều người nhất là lễ hội hóa trang. Người Đức đón mừng ngày lễ này với một sự vui vẻ và thích thú. Họ sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của ngày lễ ma quỷ, ca hát nhảy múa suốt đêm bên những đống lửa lớn. Một điểm đặc trưng rất độc đáo của ngày Halloween tại Đức là người dân sẽ giấu kín các con dao trong nhà vì họ cho rằng như thế các linh hồn sẽ trở về dễ dàng và không bị tổn thương.

4. Pháp

Năm 1990, lễ hội Halloween mới bắt đầu xuất hiện với quy mô lớn ở Pháp. Người Pháp cũng thích hóa trang, tổ chức tiệc tùng và chơi trò “Ghẹo hay kẹo”.  Mỗi năm đều có một cuộc diễu hành của những thây ma, quỷ được tổ chức tại thị trấn Limoges, và một bữa tiệc lớn được tổ chức ở Paris để đón chào Halloween.
Năm 1990, lễ hội Halloween mới bắt đầu xuất hiện với quy mô lớn ở Pháp. Người Pháp cũng thích hóa trang, tổ chức tiệc tùng và chơi trò “Ghẹo hay kẹo”. Mỗi năm đều có một cuộc diễu hành của những thây ma, quỷ được tổ chức tại thị trấn Limoges, và một bữa tiệc lớn được tổ chức ở Paris để đón chào Halloween.

 5. Tây Ban Nha

Người Tây Ban Nha đón lễ Halloween khá đơn giản. Giống như người Áo, ở Tây Ban Nha, người dân cũng sẽ đến nghĩa trang, làm sạch các ngôi mộ vì họ tin rằng các linh hồn sẽ trở về vào dịp này. Vì thế, họ chuẩn bị các món ăn mà người quá cố thích, bánh kẹo, hoa quả, nước uống và cả một chiếc khăn để các linh hồn có thể dùng trong bữa tiệc.
Người Tây Ban Nha đón lễ Halloween khá đơn giản. Giống như người Áo, ở Tây Ban Nha, người dân cũng sẽ đến nghĩa trang, làm sạch các ngôi mộ vì họ tin rằng các linh hồn sẽ trở về vào dịp này. Vì thế, họ chuẩn bị các món ăn mà người quá cố thích, bánh kẹo, hoa quả, nước uống và cả một chiếc khăn để các linh hồn có thể dùng trong bữa tiệc.

 6. Mexico

Ở Mexico, ngoài lễ hội Halloween, còn có một ngày hội khác dành cho người chết là “Dia de los Muertos” (Ngày của người chết). “Dia de los Muertos” được tổ chức trùng với lễ hội Halloween, từ ngày 31/10 đến 2/11 hàng năm.  Ngoài việc tận hưởng không khí nhộn nhịp của một trong những lễ hội hóa trang lớn nhất thế giới – Halloween, người dân cũng như du khách ở Mexico còn được biết đến một lễ hội thú vị và đặc sắc hơn dành cho người chết.
Ở Mexico, ngoài lễ hội Halloween, còn có một ngày hội khác dành cho người chết là “Dia de los Muertos” (Ngày của người chết). “Dia de los Muertos” được tổ chức trùng với lễ hội Halloween, từ ngày 31/10 đến 2/11 hàng năm. Ngoài việc tận hưởng không khí nhộn nhịp của một trong những lễ hội hóa trang lớn nhất thế giới - Halloween, người dân cũng như du khách ở Mexico còn được biết đến một lễ hội thú vị và đặc sắc hơn dành cho người chết.

 7. Nhật Bản

Mặc dù Halloween là ngày lễ bắt nguồn từ châu Âu nhưng người dân Nhật Bản cũng đón chào ngày lễ này rất hào hứng. Tuy nhiên, họ không tổ chức Halloween như kiểu châu Âu mà thay vào đó, họ tổ chức lễ hội có tên là Obon. Ngày lễ này có điểm tương tự với Halloween ở chỗ nó cũng dành cho linh hồn những người đã khuất.
Mặc dù Halloween là ngày lễ bắt nguồn từ châu Âu nhưng người dân Nhật Bản cũng đón chào ngày lễ này rất hào hứng. Tuy nhiên, họ không tổ chức Halloween như kiểu châu Âu mà thay vào đó, họ tổ chức lễ hội có tên là Obon. Ngày lễ này có điểm tương tự với Halloween ở chỗ nó cũng dành cho linh hồn những người đã khuất. Trong lễ này thức ăn được chuẩn bị kỹ lưỡng, đèn lồng đỏ được treo khắp nơi trong đêm. Đôi khi những chiếc lồng nhỏ được thả trôi trên sông trong ngày lễ Obon

 8. Ireland

Được xem là vùng đất của lễ hội Halloween tại đây người ta vẫn đốt lửa và ngồi quây quần các gia đình bên nhau như tập tục xưa. Vào ngày này, mọi người sẽ ăn món “barnbrack” - loại bánh nướng trái cây - một món ăn truyền thống của người Ireland. Trong đó, người ta sẽ bọc cọng rơm hay cái vòng nhỏ bằng vải và đặt vào trong bánh. Nếu người nào ăn trúng miếng bánh có chiếc vòng thì được xem là may mắn còn có cọng rơm thì có nghĩa là một năm làm ăn thịnh vượng. Bên cạnh đó, mọi người còn chơi trò “đớp táo” quen thuộc. Táo sẽ được treo trên khung cửa hay trên cây và người chơi sẽ phải cố cắn bằng được trái táo đó. Trẻ em vẫn được chơi trò “trick or treat” quen thuộc trong lễ Halloween.
Được xem là vùng đất của lễ hội Halloween, tại Ireland người ta vẫn đốt lửa và ngồi quây quần các gia đình bên nhau như tập tục xưa. Vào ngày này, mọi người sẽ ăn món “barnbrack” - loại bánh nướng trái cây - một món ăn truyền thống của người Ireland. Trong đó, người ta sẽ bọc cọng rơm hay cái vòng nhỏ bằng vải và đặt vào trong bánh. Nếu người nào ăn trúng miếng bánh có chiếc vòng thì được xem là may mắn còn có cọng rơm thì có nghĩa là một năm làm ăn thịnh vượng. 

 9. Hàn Quốc

Một lễ hội tương tự như ngày lễ Halloween được tổ chức ở Hàn Quốc là lễ Chusok. Đó là thời điểm người dân Hàn Quốc tạ ơn tổ tiên do đã phù hộ cho họ “ăn nên làm ra”. Họ sẽ tới thăm mộ người thân, mang theo gạo và hoa quả để tạ ơn người đã khuất.
Một lễ hội tương tự như ngày lễ Halloween được tổ chức ở Hàn Quốc là lễ Chusok. Đó là thời điểm người dân Hàn Quốc tạ ơn tổ tiên do đã phù hộ cho họ “ăn nên làm ra”. Họ sẽ tới thăm mộ người thân, mang theo gạo và hoa quả để tạ ơn người đã khuất.
10. Trung Quốc
Vào dịp Halloween của người châu Âu,người Trung Quốc cũng tổ chức lễ hội tương tự có tên gọi là Cheng Chieh. Trong ngày lễ này, người dân dâng đồ ăn và thức uống lên di ảnh người thân của họ. Ngoài ra, họ còn thắp những chiếc đèn lồng với ước mong dẫn lối cho những linh hồn đã khuất có thể tìm về với gia đình. Người Trung Quốc cũng quan niệm những linh hồn lang thang rất nguy hiểm, nên người dân phải dâng thức ăn, cúng tế để họ trở về thế giới bên kia trong ngày lễ Cheng Chieh.
Vào dịp Halloween của người châu Âu, người Trung Quốc cũng tổ chức lễ hội tương tự có tên gọi là Cheng Chieh. Trong ngày lễ này, người dân dâng đồ ăn và thức uống lên di ảnh người thân của họ. Ngoài ra, họ còn thắp những chiếc đèn lồng với ước mong dẫn lối cho những linh hồn đã khuất có thể tìm về với gia đình. Người Trung Quốc cũng quan niệm những linh hồn lang thang rất nguy hiểm, nên người dân phải dâng thức ăn, cúng tế để họ trở về thế giới bên kia trong ngày lễ Cheng Chieh.
11. Romania
Halloween ở Romania mang đậm màu sắc của Dracula và những câu chuyện xung quanh quỷ hút màu người, đặc biệt là tại Transylvania, Romania, địa danh gắn với bá tước Dracula.
Halloween ở Romania mang đậm màu sắc của Dracula và những câu chuyện xung quanh quỷ hút màu người, đặc biệt là tại Transylvania, Romania, địa danh gắn với bá tước Dracula.

12. Australia

Nhiệt độ trung bình của Australia vào tháng 10-11 là khoảng 30 độ C. Vì vậy các bãi biển luôn là lựa chọn hàng đầu cho Halloween tại Australia. Và vì thế mà màu sắc Halloween ở đây cũng vui nhộn, bớt rùng rợn hơn các nước khác.
Nhiệt độ trung bình của Australia vào tháng 10-11 là khoảng 30 độ C. Vì vậy các bãi biển luôn là lựa chọn hàng đầu cho Halloween tại Australia. Và vì thế mà màu sắc Halloween ở đây cũng vui nhộn, bớt rùng rợn hơn các nước khác.

 Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới