Mỹ ấm ức chỉ trích Nga bán Su-30 cho Myanmar

Hoa Kỳ lên án việc Nga bán máy bay tiêm kích Su-30 cho Myanmar và cho rằng nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình “nội chiến” ở quốc gia này.

Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích quyết định bán máy bay tiêm kích Su-30 của Nga cho Myanmar. Theo đó Moscow bị cáo buộc “làm trầm trọng thêm tình hình” trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đang tìm cách giải quyết xung đột giữa chính quyền Myanmar với người Rohingya theo Hồi giáo.

Tiêm kích Su30 của Nga.
Tiêm kích Su-30 của Nga.
Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ sự không hài lòng với quyết định của Nga về việc bán 6 chiếc máy bay tiêm kích Su-30 cho Myanmar. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert thông báo rằng, trong khi phần lớn các nước trên thế giới tìm kiếm một giải pháp hòa bình để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar”, thì Moscow lại làm điều ngược lại.

Không chỉ sử dụng “hàng Trung Quốc”

Lãnh đạo quân đội Miến Điện gần đây đặc biệt quan tâm tích cực đến các loại vũ khí của Nga, bao gồm cả máy bay. Hiện nay ở các căn cứ không quân của đất nước này bao gồm các loại máy bay được chế tạo từ Trung Quốc như F-7, loại tương tự như MiG-21.

Tuy nhiên trong tình hình hiện nay nhu cầu hiện đại hóa lực lượng không quân là cần thiết, vì vậy trong những năm gần đây Myanmar đã tăng cường mua sắm. Gần đây nhất vào năm 2009 nước này đã nhận được 29 chiếc máy bay tiêm kích MiG-29.

Và mới đây trong chuyến thăm của ông Shoigu, đại diện Myanmar khẳng định rằng: “Chúng tôi tin rằng, Su-30 sẽ trở thành máy bay chiến đấu chính của Không quân Myanmar để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như đánh bại các mối đe dọa khủng bô”.

Không chỉ có Nga là một nhà cung cấp vũ khí mới của Myanmar, lãnh đạo nước này cũng đã có các chuyến thăm các nước Đức và Áo, các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển. Rõ ràng Myanmar đang thực hiện kế hoạch đa dạng hóa các loại vũ khí trang bị của họ.

“Su-30” có tội gì?

Như Bộ Ngoại giao Mỹ nói, có vẻ như họ không thể giúp ích gì trong cuộc xung đột với người Rohingya mà quay lại trách Nga vì những bản hợp đồng “sai lầm”.

Do đó cáo buộc mua 6 chiếc Su-30 liên quan đến chiến dịch chống lại quân nối dậy Rohingya quả là khá kỳ lạ. Nên nhớ rằng, Su-30 được dùng để cuộc tấn công vào các mục tiêu trên biển cũng như để phá hủy các mục tiêu trên mặt đất.

“Chúng sẽ không có khả năng đế tiêu diệt một đảng phái. Hơn nữa thực tế máy bay do Mỹ sản xuất F-16 sẽ được sử dụng và chúng có mặt ở Myanmar”, tiến sĩ khoa học quân sự, Đại tá Hải quân dự bị Konstantin Sivkov cho biết.

Khi người Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 cho Myanmar họ hoàn toàn không quan tâm nhiều đến số phận của những người nối dậy”, ông Sivkov nhấn mạnh.

Ông nhấn mạnh rằng, cáo buộc của Hoa Kỳ liên quan đến bản hợp đồng này là do họ đang lo sợ và tìm mọi cách để ngăn chặn sự vươn lên mạnh mẽ của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Đặc biệt là ngày càng có nhiều nước, trong đó có đồng minh của Mỹ quan tâm và muốn mua các loại vũ khí của Nga.

Tin mới