Mỹ, Anh, Israel liên thủ dò cách diệt S-300

Liên tiếp trong những ngày qua, Không quân Mỹ, Anh và Israel đã có những động thái thăm dò phản ứng của S-300 Syria trước khi có hành động nóng.

Theo RT (phiên bản tiếng Arap), hôm 18/10, một chiếc máy bay RC-135V của Không quân Mỹ đã vượt hàng trăm kilomet tới bờ biển tỉnh Latakia để dò la hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà Nga mới cung cấp cho Syria.

Chiếc máy bay trinh sát của Mỹ đã cất cánh từ căn cứ Souda, trên đảo Crete, Hy Lạp và thẳng tiến đến hướng bờ biển Syria. Hiện Không quân Mỹ vẫn chưa có phản ứng nào trước tuyên bố của truyền thông Nga.

Mặc dù vậy, RT cho rằng, chuyến bay bất thường không nằm ngoài mục đích dò la phản ứng của Syria và tìm cách vô hiệu S-300.

Mỹ, Anh, Israel liên thủ dò cách diệt S-300 ảnh 1
Máy bay RC-135W.

Và đây cũng là mục đích của máy bay Israel và Anh trước đó. Tuy nhiên, đường bay và hướng tiếp cận của những máy bay này có sự khác biệt và đặc biệt nguy hiểm hơn khi chúng đang hình thành một gọng kìm siết chặt hệ thống S-300 Syria từ hai phía khác nhau.

Trong khi chiếc RC-135W của Mỹ tiếp cận Syria từ hướng Địa Trung Hải và bờ biển tỉnh Latakia thì cặp RC-135W và máy bay tác chiến điện tử R1 Sentinel của Không quân Anh lại âm thầm tiến vào Syria theo hướng từ phía Iraq - khu vực mới được triển khai hệ thống S-300.

Được biết, trước khi máy bay Anh và Mỹ xuất hiện, bốn chiếc tiêm kích F-16 Israel cũng có hành động tương tự khi xuất hiện trong thời gian ngắn trên vùng trời gần thành phố Tripoli của Lebanon, quốc gia có chung biên giới với Syria nhằm thăm dò, đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của S-300.

Tuy nhiên, mọi đông thái của những máy bay này đều bị hệ thống radar của tổ hợp S-300 Syria tóm sống. Truyền thông Nga cho rằng, trong trường hợp máy bay Mỹ, Anh và Israel có bất kỳ hành động liều lĩnh nào, hệ thống S-300 của Syria đều sẵn sàng nhả đạn.

Để S-300 có được khả năng chiến đấu cao là nhờ vào hệ thống C3I tại Syria được Nga tăng cường sau sự cố chiếc trinh sát cơ Il-20 bị bắn nhầm. Một câu hỏi quan trọng vẫn còn lời giải đáp với Mỹ và Israel là:

"Hệ thống S-300 của Syria có được tích hợp hoàn toàn trong Hệ thống C3I của Nga hay chỉ một phần và thực sự Hệ thống C3I của Nga là như thế nào, tính năng của chúng ra sao"?

Về cơ bản ai cũng biết cấu trúc cơ bản của Hệ thống C3I, nhưng C3I của Nga cụ thể như thế nào thì đó là điều hoàn toàn mù tịt đối với giới tình báo phương Tây, đặc biệt là sau khi các kỹ sư quân sự Nga đã làm việc không mệt mỏi để nâng cấp nó trong vài tháng để kết nối với các hệ thống S-300 ở Syria.

Đây chính là nguyên nhân khiến S-300 Syria nhạy bén hơn rất nhiều trong nhiệm vụ phát hiện và bắt chết mục tiêu trong khi đối phương không thể làm gì dù đã cố tiếp cận S-300 từ nhiều nguồn khác nhau.

Vì vậy, dù gọng kìm do Mỹ, Anh và Israel tạo nên vẫn khó có thể làm gì được S-300 của Syria.

Tin mới