Mỹ bị phòng thủ Nga khống chế

Theo bảng xếp hạng mới về sức mạnh phòng không trên thế giới do Defense News thực hiện, Nga là cường quốc số 1 và có tác động toàn cầu.

Ông Igor Korotchenko Giám đốc Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới tuyên bố như vậy khi bình luận về bảng xếp hạng của Defense News.

"Trong phân khúc vũ khí phòng không và phòng thủ chống tên lửa Nga chiếm giữ vị trí thủ lĩnh tuyệt đối. Xếp sau chúng ta là Mỹ, các nước NATO và các quốc gia với nền công nghiệp quân sự phát triển.

Việc có mặt trong bảng xếp hạng này nói lên rằng chúng ta đang chơi trong giải đấu lớn của các cường quốc công nghiệp- quân sự. Đây là thành tựu to lớn, nếu tính đến yếu tố cơ quan tiến hành xếp hạng là ấn phẩm Mỹ Defense News mà thái độ đối với chúng ta rõ ràng không thân thiện gì, nhưng họ đã không thể chống lại sự kiện thực tế", ông Korochenko cho biết.

Mỹ bị phòng thủ Nga khống chế ảnh 1
Hệ thống phòng thủ Nga luôn khiến Mỹ đau đầu.

Chuyên gia Nga nhấn mạnh rằng hiện nay có hàng chục quốc gia mua các hệ thống tên lửa phòng không và các tổ hợp tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa của Moscow. Nhu cầu như vậy gắn với thực trạng là hiện diện của hệ thống phòng không hiện đại ở nước này hay quốc gia khác chính là một cơ sở đảm bảo chủ quyền.

Không chỉ đứng vị trí số 1 trong bảng xếp hạng mà cơ quan tình báo Mỹ (CIA) còn chỉ ra rằng, chỉ với hệ thống S-500 cũng đủ khiến Không quân Mỹ trên khắp thế giới bị khống chế.

Theo báo cáo của tình báo Mỹ, hệ thống S-500 đã thử nghiệm thành công việc phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách 481km, và xác lập một kỷ lục thế giới mới so với hệ thống tên lửa trước đó. Tuy nhiên, phạm vi này vẫn tương đối khiêm tốn khi xem xét các thông số kỹ thuật được lên kế hoạch thiết kế cho S-500 trước đó.

Trong trường hợp Nga triển khai S-500 tới vùng lãnh thổ Kaliningrad, nó có thể chặn các mục tiêu thù địch trên khắp Ba Lan và phần lớn Đức, kể cả Berlin. Còn nếu triển khai tới vùng Viễn Đông, S-500 có thể tác động nghiêm trọng các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ từ các căn cứ ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

S-500 cùng với các tên lửa đối không tầm xa R-37M trang bị trên các máy bay tiêm kích thế hệ mới được sử dụng chuyên trách cho nhiệm vụ săn AWACS sẽ là yếu tố then chốt khiến không quân Mỹ "cho nghỉ hưu sớm" các máy bay hỗ trợ của mình.

Máy bay E-8 của Hệ thống radar giám sát tiến công mục tiêu liên quân (Joint STARS) là một ví dụ. Người đứng đầu Không quân Mỹ, Heather Wilson cho rằng, E-8 gần như vô dụng trong một cuộc chiến lớn với sức mạnh quân sự tiên tiến.

Vị quan chức này nêu rõ trước tiểu ban chuyên trách của Thượng viện rằng, "Tên lửa đối không của Nga, đặc biệt là S-500 có phạm vi xa hơn, và máy bay của chúng ta sẽ bị bắn hạ ngay trong ngày đầu tiên xung đột".

Trong khi đó, mối đe dọa sẽ được nâng lên nhiều lần đối với các loại máy bay AWACS và máy bay tiếp dầu trên không của quân đội Mỹ. Cả hai đều đóng vai quan trọng đối với các hoạt động không chiến, thiếu chúng khả năng sống sót của các máy bay chiến đấu sẽ giảm đi rất nhiều.

Các máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ như B-2 Spirit và B-52 Stratofortress cũng cực kỳ dễ bị tổn thương, và hiệu quả của chúng sẽ giảm rõ rệt khi mà các máy bay chiến đấu hộ tống hiện đại khó có khả năng chống lại các hệ thống tên lửa như S-500.

Như vậy, theo CIA nếu S-500 được triển khai thì các hoạt động của Không quân Mỹ trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hệ thống phòng không của Nga quá đáng sợ.

Tin mới