Mỹ có kế hoạch làm suy yếu ảnh hưởng của Nga ở Bắc Cực

(Baonghean.vn) - Hải quân Hoa Kỳ sẽ cố gắng củng cố vị thế của mình ở Bắc Cực và đáp trả "yêu sách quá mức" của Nga và Trung Quốc trong khu vực, tờ Wall Street Journal viết.
Máy bay trinh sát P-8. Ảnh: AP
Máy bay trinh sát P-8. Ảnh: AP
Giới chức Hải quân Mỹ đã phát đi tín hiệu sẽ điều một nhóm tàu tới Bắc Cực vào mùa Hè này nhằm củng cố sự hiện diện tại trong khu vực. Theo thông tin đăng tải trên trang web của Viện Hải quân Mỹ mới đây, trong cuộc thảo luận do Trung tâm An ninh Mỹ mới chủ trì vào ngày 8/1 vừa qua, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard Spencer đã nói rằng Hải quân Mỹ đã hiện diện thường xuyên ở Bắc Cực kể từ những năm 60 của thế kỷ trước, song phần lớn những hoạt động này là do tàu ngầm hoặc máy bay tuần tra chứ không phải là tàu chiến tiến hành.

Theo quan chức này, ông và Tư lệnh Hải quân Mỹ đã thảo luận về việc điều một số tàu chiến đi qua Bắc Cực và đây sẽ là một sứ mệnh có sự tham gia của nhiều lực lượng, trong đó có Lực lượng Tuần duyên Mỹ. Ông Spencer cho biết với kế hoạch mở 3 tuyến hàng hải đường xuyên Bắc Cực trong thời gian tới, cuộc thảo luận của Hải quân Mỹ về sự hiện tại khu vực này đã có sự thay đổi một cách đáng kể trong suốt 2 năm qua. 

Theo tuyên bố của ông Spencer, sứ mệnh gửi tàu chiến sẽ là hoạt động đầu tiên của Hải quân Mỹ nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Bắc Cực, và với những hành động như vậy, Washington dự định sẽ đáp trả "yêu sách quá mức của một số quốc gia”.

 Theo báo Wall Street Journal, việc triển khai tàu chiến tại Bắc Cực sẽ là hoạt động đầu tiên của Hải quân Mỹ nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực. Theo tờ báo này, Mỹ cũng dự định gửi quân đội của mình đến đảo Adak - bộ phận thuộc tiểu bang Alaska - nơi trước kia từng có căn cứ quân sự của Mỹ.

Báo trên cho rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu làm tan băng ở vùng Bắc Cực đã làm tăng cơ hội khám phá các tuyến vận tải biển mới và tàu thuyền cũng tích cực đi lại khu vực này hơn trước, dẫn tới tình hình căng thẳng hơn trong lĩnh vực thương mại và quân sự giữa các cường quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc. Điều này đã biến khu vực Bắc Cực thành một điểm nóng an ninh mới. 

Tin mới