Mỹ giải thích việc từ chối gia hạn START-3 không kèm theo điều kiện nào

Đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea cho biết, Mỹ từ chối gia hạn Hiệp ước tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START-3) mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào, Sputnik đưa tin.

Ông Billingslea giải thích rằng hiệp ước về tên lửa ảnh hưởng đến 90-92% toàn bộ kho vũ khí của Mỹ trong khỉ chỉ ảnh hưởng đến 45% kho vũ khí của Nga hoặc ít hơn. Theo ông, Moskva đang tăng cường tiềm lực vũ khí "nhằm vào NATO" của mình.

Ông Billingslea. Ảnh Sputnik
Ông Billingslea. Ảnh Sputnik

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ nhắc lại rằng hiệp ước này không bao gồm Trung Quốc, quốc gia mà theo chính quyền Mỹ cần tham gia vào các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí.

Quan điểm của Nga về việc gia hạn START-3

Ngày 20 tháng 10 Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ đã gửi cho Hoa Kỳ công hàm đề nghị gia hạn Hiệp ước về các biện pháp cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START mới, thường được gọi không chính thức gọi là START-3) thêm một năm. Trong tuyên bố của cơ quan ngoại giao Nga nêu rõ Moskva sẵn sàng cùng với Washington thực hiện cam kết chính trị về việc đóng băng trong một thời gian nhất định các đầu đạn hạt nhân mà hai bên sở hữu, nhưng lập trường này chỉ có thể thực hiện nếu Hoa Kỳ không đưa ra các yêu cầu bổ sung.

Vào ngày 16 tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất gia hạn hiệp ước START-3 hiện tại "mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào thêm ít nhất một năm, để có thể tiến hành cuộc đàm phán thực chất về tất cả các tham số".

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược được ký kết năm 2010 bởi Tổng thống Liên bang Nga và Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Dmitry Medvedev và Barack Obama. Hiệp ước có hiệu lực từ năm 2011 và hết hạn vào tháng 2 năm 2021.

Tin mới