Não bộ ong có thể là tiền đề cho bước nhảy vọt trong công nghệ camera

Các nhà khoa học cho rằng cấu trúc não ong giúp các thế hệ camera tiếp theo cải thiện đáng kể khả năng nhận biết chính xác màu trong nhiều điều kiện sáng, cùng với đó là tăng độ bền màu sắc.

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng loài ong mật đã truyền cảm hứng cho việc phát triển một công nghệ cân chỉnh màu sắc chính xác hơn trong nhiếp ảnh kỹ thuật số.

Một nhóm các nhà khoa học đã công bố kết quả cuộc nghiên cứu về cách ong nhận biết màu sắc trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences. Các phát hiện của họ đặt ra nhiều câu hỏi với những giả định trước đây về khả năng nhận biết màu sắc của ong, đồng thời khẳng định rằng kết quả cuộc nghiên cứu này có thể được tích hợp vào camera để thể hiện ánh sáng tự nhiên tốt hơn.

Ong có thể nhận biết được chính xác màu sắc của những bông hoa nó đậu xuống.

Ong có thể nhận biết được chính xác màu sắc của những bông hoa nó đậu xuống.

Trong quá khứ, các nhà khoa học đã tự hỏi tại sao ong mật có thể phân biệt được nhiều màu trên bông hoa mà nó đã đậu xuống, kể cả khi ánh sáng môi trường xung quanh liên tục thay đổi. Giả thiết được chấp nhận đó là giống như con người, ong có khả năng thích ứng màu. Ngay cả khi một vật màu đỏ được chiếu sáng bởi ánh sáng xanh lá, ong vẫn nhận thức được đó là màu đỏ.

Định lý có tên Von Kries biến đổi cho chúng ta một cái nhìn cơ bản về ý tưởng này và đã được ứng dụng vào công nghệ camera để duy trì độ bền màu sắc. Nếu bạn dùng một camera không tốt, màu sắc ảnh cho ra sẽ không thật. Nhưng một chiếc máy ảnh với cảm biến chất lượng cao cùng nhiều lựa chọn về cân bằng trắng sẽ đem lại những tấm ảnh chân thực, gần gũi hơn với những gì mắt người nhận thức được.

Điều mà nghiên cứu trên ám chỉ là ong xử lý hình ảnh theo cách khác với cách chúng ta từng nghĩ. Ong có hai mắt kép dùng để trực tiếp quan sát bông hoa chúng đang nhắm tới. Nhưng bên cạnh đó trên đỉnh đầu chúng còn ba mắt đơn hướng thẳng lên trời. Mỗi mắt đơn này lại chứa hai thụ thể liên tục thu nhận ánh sáng xung quanh.

Trong buổi công bố với báo giới, Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Jair Garcia đã giải thích:  “Xét trên góc độ vật lý, việc liên tục nhận biết ánh sáng xung quanh của các mắt đơn cho phép não bộ ong bỏ qua ánh sáng màu tự nhiên làm nhầm lẫn nhận biết màu. Nhưng để làm được điều này, các thông tin thu được từ mắt đơn phải tích hợp với các màu được nhìn thấy bởi mắt kép của ong".

Các dây thần kinh mắt đơn được cố định và người ta nhận thấy chúng chiếu thẳng tới phân khu xử lý hình ảnh trong não bộ ong. Các nhà khoa học giải thích rằng các chuỗi hình ảnh song song liên tục đi vào trung tâm xử lý hình ảnh cấp cao trong não ong và sau đó đã xác nhận là đúng khi đem so sánh các giả thiết toán học với những hành vì quan sát được của ong.

Loài côn trùng nhỏ bé này được tạo hóa ban cho đôi mắt siêu phàm.

Loài côn trùng nhỏ bé này được tạo hóa ban cho đôi mắt siêu phàm.

Adrian Dyer, một trong những người hợp tác trong cuộc nghiên cứu, nói rằng, “khám phá về tính bền màu này có thể được ứng dụng trong các hệ thống xử lý ảnh cho phép thu được màu sắc chính xác”. Người ta đặt kỳ vọng rất cao vào việc tích hợp được một công nghệ tương tự vào các mẫu máy bay không người lái, camera và robot để có thể cải thiện khả năng nhận biết chính xác màu sắc ngoài trời.

Theo ICTNews

TIN LIÊN QUAN

Tin mới