Nếu Kim Jong-un lừa phỉnh về cam kết phi hạt nhân hóa, cái giá phải trả rất đắt

(Baonghean.vn) - Các nỗ lực trước đây nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên đã chấm dứt mà không đạt được kết quả đáng kể nào. Từ Thỏa thuận Khung 1994 cho tới Thỏa thuận Ngày nhuận 2012, các cuộc đàm phán trong quá khứ đã thất bại do sự ngờ vực và rốt cuộc vẫn cho phép Bình Nhưỡng tự tuyên bố đây là một cường quốc hạt nhân toàn diện.
Ông Lee Jong-seok, hiện là cố vấn cho Tổng thống Moon Jae-in về quan hệ liên Triều. Ảnh: AP
Vẫn xuất hiện nhiều hoài nghi xung quanh sự thành bại của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên diễn ra tại Singapore. Ảnh: Getty
Hiện, vẫn xuất hiện nhiều hoài nghi xung quanh sự thành bại của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên diễn ra tại Singapore. Bất chấp ý nghĩa lịch sử của sự kiện, sự nghi ngại vẫn tồn tại liên quan tới việc liệu Triều Tiên có từ bỏ vũ khí hạt nhân, vốn được nước này xem là công cụ bảo đảm tối thượng cho sự sống còn của chính quyền hay không.

Tuy nhiên, ông Lee Jong-seok, người đã theo sát mối quan hệ liên Triều dưới thời chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun, lại có quan điểm khác biệt, khi cho rằng cam kết phi hạt nhân hóa của ông Kim Jong-un dường như chân thành hơn các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

Ông Lee Jong-seok, hiện là cố vấn cho Tổng thống Moon Jae-in về quan hệ liên Triều, nhận xét: “Nếu ông Kim Jong-un chỉ cố gắng đánh lừa mà không đưa ra bất kỳ cam kết phi hạt nhân hóa nào, thì ông ấy đang chơi một trò chơi thực sự nguy hiểm. Nó sẽ gây ra tác dụng ngược”.

Chuyên gia này cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tiến hành một loạt các bước đi để khiến cam kết phi hạt nhân hóa không thể đảo ngược, và thông điệp như vậy được gửi tới không chỉ các bên liên quan mà còn cả người dân trong nước.
Vẫn xuất hiện nhiều hoài nghi xung quanh sự thành bại của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên diễn ra tại Singapore. Ảnh: Getty
Ông Lee Jong-seok, hiện là cố vấn cho Tổng thống Moon Jae-in về quan hệ liên Triều. Ảnh: AP

Theo ông Lee, lý do ông Kim Jong-un có thái độ chân thành hướng tới phi hạt nhân hóa có thể là vì ông ấy muốn biến đất nước nghèo khó của mình thành “một quốc gia phồn thịnh về mặt kinh tế” - một kết quả chỉ có thể đạt được bằng việc dỡ bỏ trừng phạt kinh tế đổi lấy việc Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân. 

Tuy nhiên, chuyên gia này khẳng định, không nên đặt kỳ vọng quá cao cho cuộc gặp thượng đỉnh lần này, bởi điều này có thể phát đi tín hiệu tồi cho phía Triều Tiên, khiến ông Kim Jong-un nghi ngờ động cơ của Mỹ và dẫn tới việc Bình Nhưỡng quay trở lại con đường cô lập như trước đây.

Ông Lee đưa ra đề xuất về các biện pháp mà Triều Tiên có thể nhất trí thực thi ngay lập tức, đó là kê khai một danh sách vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa, và chuyển số vũ khí này ra khỏi Triều Tiên muộn nhất vào cuối năm nay.

Đổi lại, phía Mỹ sẽ đền bù cho Triều Tiên bằng “các biện pháp không thể đảo ngược”, dưới hình thức đảm bảo về an ninh, chính trị và kinh tế, như tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, thiết lập quan hệ ngoại giao và dỡ bỏ trừng phạt kinh tế./.

Tin mới