Nga bất lực khi ngăn Ukraine bán mắt thần S-300 cho Mỹ

Theo Defence Blog, Nga đã bất lực khi cố ngăn cản thương vụ radar 36D6M1-1 giữa Ukraine và khách hàng Mỹ.

Cơ quan quản lý hợp đồng quốc phòng Mỹ vừa tiếp nhận hệ thống radar di động 3D 36D6M1-1 từ một công ty quốc phòng của Ukraine.

Hệ thống radar di động này đã được sử dụng trong nhiều biến thể của tổ hợp phòng không S-300 Nga và đang trong biên chế của lực lượng phòng không nhiều nước như Nga, Trung Quốc, Iran và một số khách hàng khác đang vận hành S-300.

Nga bất lực khi ngăn Ukraine bán mắt thần S-300 cho Mỹ ảnh 1
Tiêm kích Su-27 của Ukraine.

Nói về lý do Mỹ thực hiện thương vụ này, giới chuyên gia cho rằng, quân đội Mỹ nhiều khả năng sẽ nghiên cứu hệ thống vừa mua được từ Ukraine để sử dụng nó làm thiết bị mô phỏng quân địch trong các hoạt động huấn luyện.

Điều đặc biệt là trước khi Mỹ và Ukraine thực hiện thành công thương vụ này, hãng quốc phòng LLC KIT có liên quan đến Nga đã cố gắng ngăn chặn thương vụ này bằng cách đưa ra cáo buộc rằng nhà sản xuất Iskra của Ukraine chưa thanh toán xong tiền bản quyền để có thể sử dụng bằng sáng chế của hệ thống này.

Tuy nhiên, Iskra cho rằng LLC KIT trên thực tế là một công ty ma và không liên quan đến hoạt động của tổ hợp quốc phòng Ukraine. Được biết, trước khi có vụ mua bán này, Kiev và Washington cũng đã khiến Moscow nếm cảm giác phải đứng nhìn thương vụ Ukraine bán 2 chiếc Su-27 cho Mỹ.

Nguồn tin quân sự Nga tiết lộ, Ukraine đã bí mật cung cấp hai tiêm kích Su-27 mang số hiệu 31 và 32 cho công ty tư nhân của Mỹ với mục tiêu là "nghiên cứu kỹ thuật hàng không".

Mặc dù hợp đồng là cung cấp tới công ty tư nhân, nhưng thương vụ này vẫn khiến người ta vô cùng khó hiểu. Bởi ngay sau khi được đưa tới Mỹ không lâu, công ty mua hai chiếc Sukhoi Su-27 đã tuyên bố phá sản. Hai chiếc Su-27 được bán lại cho một đối tác bí hiểm với giá 50 triệu USD/chiếc.

Đối tác này không bao giờ được tiết lộ, nhưng người ta không khó để nhận ra rằng đó có thể chính là quân đội Mỹ.

Bởi với Mỹ, nếu đứng ra mua lại Su-27 chắc chắn sẽ vấp phải không ít sự phản đối từ Nga - nơi chế tạo Su-27. Chính vì vậy, họ đã sử dụng công ty tư nhân đứng ra mua về, sau đó chuyển lại theo một thương vụ dàn dựng.

Với sự giúp sức của Ukraine, người Mỹ đã “tiêu hóa gần sạch” tính năng kỹ chiến thuật của dòng tiêm kích hàng đầu nước Nga này. Đặc biệt, người Mỹ có thể dùng Su-27 để chiến đấu đối kháng huấn luyện các phi công hoạt động tác chiến ở châu Âu.

Một chiếc Su-27 thực sự vẫn sẽ mô phỏng tốt hơn là các máy bay F/A-18 hay F-15 đóng giả máy bay Nga để phi công Không quân – Hải quân Mỹ tác chiến, một phi công Mỹ thừa nhận.

Mặc dù đã nghiên cứu khá kỹ tiêm kích Su-27 nhưng trong nhiều màn đối đầu thực sự khi diễn tập đối kháng, người Mỹ vẫn chưa thể hiểu nổi tại sao Su-27 có thể làm được điều mà tiêm kích của Không - Hải quân nước này không thể.

Tin mới