Nga đưa xe tăng “Kẻ hủy diệt 2” vào sử dụng, Tổng thống Syria lái xe vào “địa ngục” Ghouta

(Baonghean.vn) - Quân đội Nga sắp đưa xe tăng "Kẻ hủy diệt 2" vào sử dụng; Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị tạm giữ; Tổng thống Syria Assad "ung dung" lái xe ngắm Đông Ghouta;... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.
1. Quân đội Nga sắp đưa xe tăng "Kẻ hủy diệt 2" vào sử dụng
Quân đội Nga sắp đưa xe tăng
Quân đội Nga sắp đưa xe tăng "Kẻ hủy diệt 2" vào sử dụng.
Tân Hoa xã dẫn một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga ngày 20/3, quân đội nước này sẽ sớm đưa vào sử dụng phiên bản mới nhất của loại xe tăng yểm trợ chiến đấu BMPT-72, còn được gọi là "Kẻ hủy diệt 2" (Terminator 2).
Hãng tin Sputnik dẫn nguồn tin trên cho biết: "Quyết định sử dụng 'Kẻ hủy diệt 2' đã được thông qua. Việc ký kết các văn bản liên quan dự kiến sẽ sớm được thực hiện." Xe tăng BMPT-72 được Tập đoàn UralVagonZavod của Nga chế tạo và trên thế giới hiện chưa có mẫu xe nào tương tự.
Loại xe tăng này được chế tạo để bảo vệ xe tăng khỏi các cuộc tấn công tên lửa trong môi trường đô thị và được trang bị hệ thống vũ khí tên lửa dẫn đường, có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các vật thể bọc thép khác của địch.
2. Kết quả bầu cử Nga: “Ác mộng tồi tệ nhất đối với phương Tây đã thành hiện thực”
“Ác mộng tồi tệ nhất đối với phương Tây đã thành hiện thực”
“Ác mộng tồi tệ nhất đối với phương Tây đã thành hiện thực”
Ria Novosti dẫn tuyên bố của thư ký báo chí Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Vladimir Putin đã có kế hoạch phát triển nước Nga trong tương lai.

Theo ông Peskov, kế hoạch này bắt đầu hình thành sau khi Tổng thống có các phát biểu và đưa ra các chỉ thị. Trên cơ sở đó, sẽ có một lộ trình cho sự phát triển của đất nước Nga. Ngoài ra, ông Peskov lưu ý rằng cuộc bầu cử Tổng thống đã chứng minh rằng xã hội Nga được củng cố và đoàn kết tối đa.

Với tiêu đề "Một chiến thắng tuyệt đối và đánh bại hoàn toàn các đối thủ của ông", tờ báo Komsomolskaya Pravda cho rằng kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Nga đã giáng "một đòn mạnh" vào phương Tây, và "ác mộng tồi tệ nhất đối với các đối tác phương Tây của Nga đã thành hiện thực".

3. Mỹ - Hàn rút ngắn thời gian tập trận Đại bàng non

Binh sĩ Hàn Quốc tham gia tập trận chung Đại bàng Non năm 2017. Ảnh: Reuters.
Binh sĩ Hàn Quốc tham gia tập trận chung Đại bàng Non năm 2017. Ảnh: Reuters.
"Cuộc tập trận chung Đại bàng Non sẽ kéo dài một tháng, trong tháng 4, do ảnh hưởng từ thế vận hội mùa đông Olympic và quân đội Hàn Quốc, Mỹ đều có kế hoạch riêng", AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 20/3.

Đại bàng Non năm 2017 kéo dài trong hai tháng 3 và 4. Hoạt động này năm nay bị hoãn để tránh ảnh hưởng Olympic và thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc, trong tháng 2 và 3.

Ngoài Đại bàng Non, Hàn Quốc ngày 20/3còn thông báo nối lại cuộc tập trận chung Giải pháp Then chốt với Mỹ, quy mô tương tự những năm trước. Thời gian các cuộc tập trận bắt đầu dự kiến là ngày 1/4.

4. Tổng thống Syria Assad "ung dung" lái xe ngắm Đông Ghouta

Tổng thống Syria Bashar Assad.
Tổng thống Syria Bashar Assad.
RT đưa tin trong quá trình lái xe, ông Assad đã giải thích về địa điểm mà ông đang có mặt. “Đây là al-Nashabiya. Thành phố đầu tiên được quân đội Syria giải phóng kể từ khi triển khai chiến dịch tấn công Ghouta cách đây 3 tuần”, ông Assad nói.

“Thành phố này từng bị đạn pháo tấn công dữ dội và được xem là phòng tuyến quan trọng ở phía đông Ghouta. Do đó, quân đội Syria đã phải mất vài ngày mới giải phóng được khu vực này trước sự chống cự mạnh mẽ từ các tay súng khủng bố. Giải phóng thành công al-Nashabiya giúp mở đường cho việc giải phóng toàn bộ Ghouta”, ông Assad chia sẻ.

“Chúng ta có thể nhìn thấy người dân đã bắt đầu dọn dẹp trường học dù không có giáo viên. Điều này cho thấy nhận thức cao của người dân”, Tổng thống Assad nói khi lái xe qua một trường học.
5. Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị tạm giữ
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ảnh: Reuters
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ảnh: Reuters
Cảnh sát Pháp ngày  20/3 đã bắt tạm giam cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy liên quan đến cuộc điều tra nghi vấn ông Sarkozy nhận tiền tài trợ tranh cử bất hợp pháp.

Ông Sarkozy bị cáo buộc nhận hàng nghìn Euro từ Liliane Bettencourt, người thừa kế của tập đoàn L'Oreal, khi ông ra tranh cử năm 2007. Đổi lại, theo cáo buộc, Bettencourt được ưu đãi các khoản giảm thuế lớn đối với tài sản trị giá nhiều tỷ Euro của bà sau khi Sarkozy lên nắm quyền. Luật Pháp quy định mức tài trợ tranh cử cá nhân không vượt quá 4.600 Euro.

Ông Sarkozy cũng vướng cáo buộc nhận tiền tài trợ tranh cử bất hợp pháp khác có liên quan đến nhà độc tài Libya Muammar Gaddafi. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2011, ông Gaddafi từng nói rằng ông đã tài trợ số tiền lớn cho chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy. Hãng tin Mediapart dẫn một số nguồn tin nói rằng, ông Sarkozy đã nhận 50 triệu Euro tiền tài trợ tranh cử từ quỹ của ông Gaddafi. Tuy nhiên, ông Sarkozy đã bác bỏ cáo buộc này.

6.Hậu quả nào sẽ xảy ra khi quan hệ Kiev và Moscow “đứt gánh giữa đường”?

 Hậu quả nào sẽ xảy ra khi quan hệ Kiev và Moscow “đứt gánh giữa đường”?
Hậu quả nào sẽ xảy ra khi quan hệ Kiev và Moscow “đứt gánh giữa đường”?
Mới đây, trả lời phỏng vấn trên kênh NewsOne, cựu Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Viktor Suslov nhận định: việc cắt đứt quan hệ kinh tế giữa Moscow và Kiev trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân sẽ gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế Ukraine. Trước đó, Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman tuyên bố, rằng tuần tới chính phủ nước này sẽ chấm dứt chương trình hợp tác kinh tế với Nga.

"Lĩnh vực hạt nhân là vấn đề nhạy cảm nhất đối với Ukraine. Ukraine vẫn đang sử dụng các lò phản ứng hạt nhân được thiết kế ở Nga, do người Nga xây dựng. Việc ngừng cung cấp nhiên liệu hạt nhân sẽ làm tổn thương cho ngành công nghiệp năng lượng của UKraine và sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành này.

Tôi hy vọng người ta đủ tỉnh táo để không phá vỡ quan hệ kinh tế trong lĩnh vực này. Thêm vào đó là các chuyên gia Nga đang mở rộng nguồn lực của nhà máy điện hạt nhân Ukraine", ông Suslov nói.

7. Các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi Anh trong ngày 20/3
Các nhà ngoại giao Nga bị Anh trục xuất sẽ trở về Moscow trên một chuyến bay đặc biệt của Aeroflot trong ngày 20-3-2018
Các nhà ngoại giao Nga bị Anh trục xuất sẽ trở về Matxcơva trên một chuyến bay đặc biệt của Aeroflot trong ngày 20/3/2018.
Hãng tin TASS mới đây cho biết, 23 nhà ngoại giao Nga bị Anh trục xuất sẽ trở về Matxcơva trong ngày 20/3 trên một chuyến bay đặc biệt của hãng hàng không Aeroflot.

"Tổng cộng có khoảng 80 người, gồm 23 nhà ngoại giao Nga và các thành viên trong gia đình họ, sẽ rời khỏi Anh trong ngày hôm nay, 20/3", hãng tin TASS cho biết.

Động thái trên diễn ra sau khi Thủ tướng Anh ngày 14/3 thông báo, quyết định trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và hoãn tất cả các cuộc gặp song phương cấp cao đã được lên kế hoạch trước đó, do London cáo buộc Moscow có liên quan đến vụ đầu độc cựu Đại tá tình báo Nga Sergei Skripal và con gái ông là Yulia, tại thành phố Salisbury của Anh hôm 4/3.

Tin mới