Nga dựng hàng rào chống tàng hình chờ F-35

Theo Defencenews, ngày 25/4 Không quân Mỹ tuyên bố sẽ triển khai phi đội tiêm kích F-35 đến Estonia - nơi rất gần với nước Nga.
Nguồn tin cho biết, Mỹ sẽ triển khai F-35 tới căn cứ Không quân Amari ở Estonia, nơi rất gần Nga. Những chiếc F-35 này sẽ lưu lại quốc gia Đông Âu này trong "vài tuần" để tiến hành các hoạt động bay huấn luyện với các nước đồng minh NATO.
Tuy nhiên, vị đại diện của Không quân Mỹ đã từ chối xác nhận thông tin này đồng thời nhấn mạnh mọi thông tin về việc điều động các máy bay chiến đấu F-35 sẽ chỉ được công bố sau khi máy bay tới điểm tập kết.
Tiêm kích F-35 của Mỹ.
Tiêm kích F-35 của Mỹ.
Dù Mỹ úp mở về khả năng triển khai F-35 tuy nhiên thông tin này không khiến Nga bất ngờ và Moscow đã có cách đối phó với chiến đấu cơ tối tân hàng đầu của Mỹ.
Theo Svobodnaya Pressa, Nga đã bắt đầu trang bị radar Podsolnukh tại sườn Tây và cả bán đảo Crimea. Dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga, tờ báo này cho biết, hệ thống radar Podsolnukh là sản phẩm của Tổ hợp thiết kế NIIDAR tại Moskva.
Trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng Nga sẽ hoàn thành kế hoạch triển khai các hệ thống Podsolnukh tại vùng cực, khu vực Đông Nam và phía Tây nước này. Hiện tại, Nga đã triển khai 3 hệ thống Podsolnukh tại khu vực Viễn Đông và Biển Caspian.
Nguồn tin trên cho biết, radar Podsolnukh cung cấp khả năng giám sát rộng tới 500km đối với các mục tiêu trên không và trên biển. Tầm giám sát của Podsolnukh phụ thuộc vào độ cao hoạt động của mục tiêu (tầm quét của radar bị ảnh hưởng do độ cong của Trái đất).
Còn theo nguồn tin Global Security, radar Podsolnukh có khả năng phát hiện và giám sát cùng lúc tới 300 mục tiêu trên biển và 100 mục tiêu trên không. Công nghệ hiện đại áp dụng trên Podsolnukh cho phép phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết.
Đặc biệt, với băng tần sóng ngắn, radar này có thể "vạch mặt" các mục tiêu trang bị công nghệ tàng hình, bắt chúng hiện rõ ràng trên màn hình hiển thị như máy bay ở thời Thế chiến 2", tờ báo Nga Svobodnaya Pressa đăng tải khi đánh giá về khả năng của radar Podsolnukh đối phó với các mục tiêu tàng hình như máy bay F-35.
Nhờ khả năng tự động hóa cao, kíp điều khiển radar Podsolnukh chỉ cần 3 người, tiêu thụ điện năng thấp và dễ dàng bảo dưỡng. Mỗi trạm radar dạng này cần đặt cách nhau 370km để đạt được khả năng giám sát tối ưu.
Tờ Svobodnaya Pressa đánh giá, các hệ thống radar cảnh giới và giám sát ngoài đường chân trời đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới có đường bờ biển dài để đối phó với nhiều mối nguy cơ khác nhau.
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN

Tin mới