Nga tiếc nuối căn cứ Cam Ranh: Dễ đi, khó trở lại

Giới quan chức quốc phòng Nga đã không ít lần bày tỏ sự tiếc nuối quyết định rút lui khỏi Cam Ranh của Nga vào năm 2002. 

Vì sao Nga coi trọng căn cứ Cam Ranh?

Từ trước đến nay đã có rất nhiều chuyên gia quân sự, quan chức quốc phòng Liên Xô/Nga bình luận về vai trò của cảng Cam Ranh và thống nhất nhận định rằng, quân cảng này có vai trò rất quan trọng trong chiến lược quân sự của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương.

Hiện nay, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vốn là một công cụ quân sự-ngoại giao và đảm bảo sự an toàn cho hoạt động thương mại. Sự lớn mạnh của hạm đội là cơ sở cho sự phát triển của các khu vực phía Đông của Liên bang Nga, nơi tập trung nhiều cường quốc hải quân.

Cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Kravchenko nhận định, trong bối cảnh đó, một cơ sở hậu cần-kỹ thuật hải quân quan trọng đặt tại Vịnh Cam Ranh là nhu cầu cấp thiết đối với hải quân Nga.

Cụ thể, căn cứ hải quân ở Cam Ranh rất cần cho tàu thuyền của hải quân Nga để bảo vệ sự lưu thông của các tàu biển, chẳng hạn như tàu cung cấp phương tiện vật chất từ Vladivostok đến Ấn Độ Dương.

Chuyên gia quân sự nhận xét rằng, không giống như Hoa Kỳ, hiện đang sở hữu hơn 800 căn cứ trên khắp thế giới (trên tổng số gần 1000 căn cứ quân sự mà các nước trên thế giới lập ở nước ngoài), cơ sở quân sự thuộc quyền sử dụng của Liên bang Nga ở nước ngoài hiện chỉ có căn cứ Tartus/Syria.

Ý kiến của ông Kravchenko được sự tán thành của cựu Phó Tham mưu trưởng Hải quân, Phó Đô đốc Vladimir Pepeliaev. Theo lời ông, Hạm đội Thái Bình Dương đang cần đến căn cứ ở Việt Nam trên hành trình sang Ấn Độ Dương, như một điểm dừng giữa chặng.

Cảng Cam Ranh dưới thời hải quân Mỹ sử dụng làm căn cứ quân sự

Cảng Cam Ranh dưới thời hải quân Mỹ sử dụng làm căn cứ quân sự

Vào năm 2002, Nga đã rút khỏi Cam Ranh, khi đó đã rất nhiều cựu quan chức quốc phòng Liên Xô đã bày tỏ sự tiếc nuối về quyết định quyết định sai lầm này, và hiện nay quả nhiên là Moscow mong muốn trở lại. Những tiền đề cho việc này đã xuất hiện từ trước khi quan hệ của Nga với phương Tây xấu đi trầm trọng.

Các quan chức Nga nhiều lần lưu ý rằng, những thay đổi tình hình quốc tế gần đây buộc Nga có những biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia. Các câu hỏi về việc khôi phục các căn cứ của Nga ở Việt Nam đã được Điện Kremlin gửi tới Bộ Quốc phòng.

Khả năng Nga trở lại được đề cập trong cuộc gặp năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ hai nước. Vào năm 2013, hai bên đã đạt được thỏa thuận cùng có lợi về việc sử dụng vịnh Cam Ranh, đến năm 2014 Hà Nội và Moscow tiếp tục tiến thêm một bước là đơn giản hóa các thủ tục cho tàu chiến Nga sử dụng dịch vụ tại căn cứ này.

Cũng trong năm đó, Nga và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc thành lập tại Cam Ranh trạm liên doanh bảo dưỡng và sửa chữa tàu ngầm. Cảng Cam Ranh cũng là nơi tiếp nhận 4 chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu do Việt Nam đặt mua của Nga.

Ngoài trạm hậu cần-kỹ thuật hải quân ở Cam Ranh, hiện Nga cũng đang triển khai ở sân bay của căn cứ này các máy bay tiếp dầu trên không Il-78, phục vụ cho việc tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, trong các chuyến tuần tra tầm xa ở Thái Bình Dương.

Cam Ranh có vị thế địa-chính trị vô cùng quan trọng không chỉ ở Biển Đông mà còn trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy tiếc nuối nhưng nhiều chuyên gia Nga nhận định rằng: “Cam Ranh đi thì dễ nhưng rất khó để quay trở lại”.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới