Ngành Công Thương tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương về thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu năm 2023 diễn ra ngày 18/4/2023.
Sáng 18/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước và trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững ngành Công Thương tại các địa phương.

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị.

Các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương đồng chủ trì tại điểm cầu Nghệ An.

Các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương đồng chủ trì tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: PV
Các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương đồng chủ trì tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: PV

Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Cục Công Thương địa phương cho biết, tính chung quý I năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 6,8%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ(cùng kỳ tăng 14,4%).Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 75,1 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 15,6%).

Tại Nghệ An, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 22.547,2 tỷ đồng, tăng 12,15% so với cùng kỳ 2022, đạt 26,52% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 521,6 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 20,8% kế hoạch. Một số mặt hàng tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022 như: Xi măng tăng 20,8%, hàng thủy sản tăng 164%, giày dép các loại tăng 85,7%, gạo tăng 137%, dây điện và cáp điện tăng 16%; hạt phụ gia nhựa tăng 8,2%,...

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2023 của Nghệ An. Đồ hoạ: Hữu Quân

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2023 của Nghệ An. Đồ hoạ: Hữu Quân

Tuy nhiên, nhiều mặt hàng có kim ngạch giảm so với cùng kỳ 2022: Hàng dệt may giảm 12,4%, Linh kiện điện tử giảm 29%, Tôn thép các loại giảm 58,7%, Dăm gỗ giảm 8,9%, Tinh bột sắn giảm 28%, Xơ sợi dệt các loại 80%, Bột đá giảm 21,7%,... Một số thị trường truyền thống của doanh nghiệp Nghệ An có kim ngạch giảm như Trung Quốc giảm 17,5%; Hoa Kỳ giảm 8%, Đài Loan giảm 42,5%, Thụy Sỹ giảm 60%,....

Nguyên nhân giảm sút chủ yếu ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng và việc thắt chặt chi tiêu tại một số thị trường xuất khẩu quan trọng khiến sức mua hàng giảm, nhiều đơn hàng bị cắt giảm, nên sản xuất nhiều mặt hàng giảm mạnh. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 312,04 triệu USD, tương đương 99,64% cùng kỳ năm 2022.

Các đại biểu theo dõi hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: PV

Các đại biểu theo dõi hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: PV

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị của Bộ Công Thương, các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chủ trương, chính sách có liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại. Bám sát tình hình, thường xuyên kiểm tra, đánh giá để xử lý linh hoạt, kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh, bảo đảm thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch được giao. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành.

Quý I/2023, hoạt động dệt may gặp nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty TNHH may mặc Trọng phúc ở Diễn Châu. Ảnh: Việt Phương

Quý I/2023, hoạt động dệt may gặp nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty TNHH may mặc Trọng phúc ở Diễn Châu. Ảnh: Việt Phương

Bên cạnh đó, bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực. Tổ chức làm việc với một số địa phương trọng điểm về công nghiệp để kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất. Tiếp tục tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu; hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đề nghị các cơ quan liên quan, địa phương tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp và thương mại đồng bộ từ trung ương đến địa phương, đảm bảo khả thi phù hợp với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tôn Hoa Sen - một trong những sản phẩm công nghiệp tăng trưởng tốt trong nhiều năm qua. Ảnh: Việt Phương
Tôn Hoa Sen - một trong những sản phẩm công nghiệp tăng trưởng tốt trong nhiều năm qua. Ảnh: Việt Phương

Tập trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, qua đó giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động.

Tin mới