Ngày 28/7, Việt Nam đón nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Đêm thứ 6 rạng sáng thứ 7 tuần này (ngày 28/7), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Lần nguyệt thực này có thể quan sát ở một vùng rộng lớn gồm châu Âu, châu Phi, Ấn Độ Dương, một phần châu Á và châu Úc. Nguyệt thực kéo dài tới 6h14 phút. Việt Nam có thể quan sát gần như trọn vẹn sự kiện này.

Nguyệt thực bắt đầu từ lúc 0h14 phút (giờ Việt Nam), kết thúc vào 6h28 sáng 28/7. Nguyệt thực nửa tối (bóng nửa tối của Trái Đất bắt đầu che khuất bề mặt Mặt Trăng) bắt đầu 0h14 phút, đến 1h14 phút, nguyệt thực một phần bắt đầu (Mặt Trăng bắt đầu bị che khuất và có màu đỏ).

Đến 2h30 phút, nguyệt thực toàn phần (Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ máu) bắt đầu và đạt cực đại lúc 3h12 phút.

Đến 4h13 phút, nguyệt thực toàn phần kết thúc, sau đó chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối rồi kết thúc hoàn toàn vào 6h28. 

Tin mới