Nghệ An: 1 người mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị ngập do mưa lớn

(Baonghean.vn) - Mưa lớn kéo dài do hoàn lưu bão số 6 đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Nghệ An bị thiệt hại nặng nề.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 25/9, mưa lớn đã gây nhiều thiệt hại cho các địa phương.
Về người, mưa lũ đã khiến 1 người mất tích là anh Nguyễn Xuân Hiếu, sinh năm 1990, trú tại xóm 1, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ.
Do mưa lớn kéo dài trong những ngày qua, nhiều điểm tràn trên địa bàn huyện Tân Kỳ ngập nước, không thể đi lại được. Ảnh: Xuân Hoàng
Do mưa lớn kéo dài trong những ngày qua, nhiều điểm tràn trên địa bàn huyện Tân Kỳ ngập nước, không thể đi lại được. Ảnh: Xuân Hoàng

Toàn tỉnh có 696 nhà bị ngập (Nghĩa Đàn: 81; Quỳnh Lưu: 574; Yên Thành: 41); 82 hộ phải di dời do nhà bị ngập, sạt lở đất (Quỳnh Lưu: 41; Nghĩa Đàn: 32, Con Cuông: 08; Tương Dương: 01); 05 nhà kiên cố bị đất sạt lở tràn vào nhà (Tương Dương: 04; Quế Phong: 01); 01 nhà bán kiên cố bị sập đổ (Nghĩa Đàn).

Về sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh có 647,82 ha lúa bị ngập (Quỳnh Lưu: 62,6 ha; Nghĩa Đàn: 547,0 ha; Tương Dương: 0,2 ha; Con Cuông ha: 13,0; Quỳ Châu ha: 24,05 ha; TX. Cửa Lò: 1,0 ha); 2.441,1 ha ngô, rau màu bị ngập (Nghĩa Đàn: 23,0 ha; Quỳnh Lưu: 957,0 ha; Yên Thành: 126,1 ha; Diễn Châu: 786,0 ha; Thanh Chương: 22,3 ha; Con Cuông: 5,5 ha; Tương Dương: 3,5 ha; Quế Phong: 91,4 ha; Quỳ Châu: 22,1 ha; TX.Hoàng Mai: 365,7 ha; TX. Cửa Lò: 38,5 ha).
Công an huyện Quỳnh Lưu di dời vật nuôi cho người dân. Ảnh: P.V
Công an huyện Quỳnh Lưu di dời vật nuôi cho người dân. Ảnh: P.V

Mưa lũ cũng khiến 5.394 con gia cầm bị chết, cuốn trôi (Quỳnh Lưu: 4.660; Quỳ Châu: 34; Nghĩa Đàn: 500; Yên Thành: 200); 8 con gia súc bị chết (Quỳnh Lưu). Đối với nuôi trồng thủy sản có 778,16 ha ao, hồ nhỏ bị thiệt hại (Con Cuông: 0,5; Diễn Châu: 343,0; Nghĩa Đàn: 90,06; Quỳ Châu: 15,0; Quỳnh Lưu: 222,0; Yên Thành: 46,6; Thanh Chương:17,0; TX.Hoàng Mai: 44,0); 71,0 ha tôm bị thiệt hại (Quỳnh Lưu).

Về công trình giao thông địa phương quản lý có 37 vị trí cầu tràn ngập nước, chia cắt (Con Cuông: 07; Tân Kỳ: 04; Quỳ Châu: 13; Yên Thành: 01; Quế Phong: 12); 11 cái cầu, cầu tràn, cống giao thông loại nhỏ bị hư hỏng (Nghĩa Đàn: 08; Quế Phong: 01; Thanh Chương: 01; Tương Dương: 01) và bị cuốn trôi; 7,89 km đường giao thông địa phương bị sói mòn, sạt lở (Quế phong: 3,07 km; Nghĩa Đàn: 4,5 km; Quỳ Châu: 0,01 km; Tương Dương: 0,01 km; Yên Thành: 0,3 km).
Quốc lộ 1A đoạn qua khối 9 phường Quỳnh Xuân, T.X Hoàng Mai cũng bị ngập, phương tiện đi lại khó khăn. Ảnh: Q.A
Quốc lộ 1A đoạn qua khối 9, phường Quỳnh Xuân (TX. Hoàng Mai) cũng bị ngập, phương tiện đi lại khó khăn. Ảnh: Q.A
Về công trình hạ tầng khác có 1.545 mét tường rào bị đổ (Quỳnh Lưu: 593m; Nghĩa Đàn: 870m; Thanh Chương: 42m; Yên Thành: 40m); 400m2 đất vườn bị sạt lở (Tương Dương).

Tối 25/9, UBND tỉnh đã có Công điện số 30/CĐ- UBND về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, trong đó lưu ý các địa phương, đơn vị liên quan:

- Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ, đập, đặc biệt là các công trình đang thi công hoặc bị hư hỏng, xuống cấp...

- Quản lý chặt chẽ và hướng dẫn giao thông ở các bến đò; các tuyến đường giao thông, các ngầm, tràn bị ngập, sạt lở, tiến hành cắm tiêu, cử người trực, gác, cấm đường, phân luồng, hướng dẫn giao thông đi lại để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện tham gia giao thông.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ năng bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro trong mưa lũ; nghiêm cấm người dân vớt củi, đánh bắt cá,… trên sông, suối, hạ lưu hồ, đập khi đang có mưa lũ để tránh thiệt hại về người; đặc biệt quan tâm, giám sát đối với trẻ em sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng.
- Kiểm tra, rà soát ngay các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của đơn vị, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt.
- Kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị tai nạn,  gia đình chính sách, gia đình bị thiệt hại nặng trong đợt mưa lũ.
- Sau mưa, lũ, hướng dẫn nhân dân giúp nhau tự khắc phục thiệt hại về nhà cửa, tài sản, vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, xử lý đảm bảo nước sinh hoạt trong các vùng bị ngập úng; khôi phục sản xuất lúa, ngô, rau màu bị ngập; sửa chữa các trường học, khắc phục công trình nước sạch để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân. 

Tin mới