Nghệ An: Bắt hàng tấn ốc bươu vàng gây hại lúa xuân

(Baonghean.vn) - Hiện nay, do ảnh hưởng của thời tiết nên ốc bươu vàng đang gây hại trên diện rộng. Hàng tấn ốc bươu vàng đã được người dân bắt và xử lý.

Lạng Khê là một trong số xã trên địa bàn huyện bị ốc bươu vàng gây hại nặng. Toàn xã có 115,4 ha lúa xuân, thời điểm này có đến hơn 40 ha lúa bị ốc bươu vàng "tấn công", trong đó, thiệt hại nhiều nhất ở bản Chôm Lôm, Yên Hòa và bản Bong; mật độ trung bình 5 - 6 con/m2; 2 - 3 ổ trứng/m2, nhiều cánh đồng có mật độ ốc còn dày đặc hơn.

Ngay trong buổi sáng 28/2 người dân các thôn của xã Lạng Khê sau khi triển khai ra quân dập dịch đã bắt và xử lý gần 1 tấn ốc bươu vàng.

Ốc bưu vàng gây hoại lúa xuân. Ảnh: Minh Hạnh
Hiện nay, toàn huyện Con Cuông có khoảng 100 ha lúa xuân bị ốc bươu vàng gây hại. Ảnh: Minh Hạnh
Ông Ngân Đình Phòng - Phó Chủ tịch UBND xã Lạng Khê cho biết, đây là thời điểm ốc bươu vàng đẻ trứng rộ nên để khống chế loại sinh vật gây hại này phát sinh sang các mùa sau, địa phương đang phát động toàn dân ra đồng để bắt ốc bươu vàng.
Theo đó, người dân ở 6/7 thôn bản đồng loạt ra đồng. Số ốc bươu vàng bắt được xử lý bằng cách bỏ vào nước sôi sau đó đào hố chôn cùng với vôi bột.

Vụ xuân năm nay, toàn huyện Con Cuông gieo cấy hơn 2.271 ha lúa xuân, trong đó có gần 100 ha lúa bị ốc bươu vàng phá hoại tập trung ở các xã Mậu Đức, Môn Sơn, Lạng Khê; mật độ nơi cao từ 3-5 con/m2.

Người dân xã Lạng Khê (Con Cuông) dùng nước sôi với muối để xử lý ốc bưu vàng. Ảnh: Minh Hạnh
Người dân xã Lạng Khê (Con Cuông) dùng nước sôi với muối để xử lý ốc bươu vàng. Ảnh: Minh Hạnh
Bà Nguyễn Thị Ngân - Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Con Cuông cho biết: Trước nạn ốc bươu vàng gây hại lúa, Trạm đã cử cán bộ trực tiếp xuống các địa phương hướng dẫn người dân dập dịch. Để tiêu diệt ốc bươu vàng người dân có thể dùng phương pháp thủ công như bắt bằng tay, đào rãnh hai bên để làm khô nước; bỏ các loại váng sắn, váng khoai dụ ốc lại một chỗ để bắt; cắm cọc cho ốc bươu vàng lên đẻ trứng rồi bắt.
Tại các diện tích bị nhiễm nặng có thể sử dụng phương pháp phun thuốc hóa học đặc trị để phòng trừ. Bà con nên tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh khác nhằm đảm bảo cho cây lúa xuân sinh trưởng và phát triển tốt. 
Đông đảo người dân xã Tam Quang đã đồng loạt ra quân bắt ốc biêu vàng hại lúa. Anh: Đình Tuân
Đông đảo người dân xã Tam Quang (Tương Dương) đã đồng loạt ra quân bắt ốc bươu vàng hại lúa. Ảnh: T.S

Theo thống kê sơ bộ của chính quyền xã Tam Đình (Tương Dương), đến nay tình trạng ốc biêu vàng đã phá hại gần 2 ha lúa của người dân bản Quang Thịnh, Quang Yên và một số bản khác.

Ngay sau khi xảy ra tình trạng trên, từ ngày 26 đến ngày 28/2, xã Tam Đình đã tổ chức ra quân đồng loạt để bắt ốc bươu vàng, giữ lúa cho người dân trong xã. Trong những ngày vừa qua, toàn xã đã bắt được gần 300 kg ốc bươu vàng.

Nhiều người dân mang vinh (dụng cụ vốn dùng để xúc cá) để đi bắt ốc biêu vàng. Ảnh: Đình Tuân
Nhiều người dân mang vinh (dụng cụ vốn dùng để xúc cá) để đi bắt ốc bươu vàng. Ảnh: T.S
Tại xã Tam Quang đã có hơn 1.000 lượt người tham gia bắt được hơn 70kg ốc bươu vàng tại một số bản như Tam Bông, Bãi Xa…

Tại Thanh Chương, cùng với tình trạng lúa chết rét, bà con nông dân trên địa bàn huyện đang phải đối mặt với nạn ốc bươu vàng hại lúa. Theo tổng hợp của cơ quan chức năng hiện trên tất cả các trà lúa đều có ốc bươu phá hoại với diện tích khoảng 500 ha, nhất là các địa phương có diện tích đất trũng thấp, có nước trên ruộng quanh năm hoặc ở các nơi đã từng có ổ dịch như Thanh Đồng, Xuân Tường, Thanh Lĩnh.

Người dân xã Thanh Đồng, Thanh Chương gom ốc bươu vàng chuẩn bị xử lý. Ảnh: Đình Hà
Người dân xã Thanh Đồng (Thanh Chương) gom ốc bươu vàng chuẩn bị xử lý. Ảnh: Đình Hà
Trước tình hình này, huyện đã chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật và các xã hướng dẫn tổ chức cho người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ. Những ngày này trên khắp các cánh đồng luôn có người tìm bắt ốc, nhất là vào ban đêm.

Theo bà con, diệt ốc bươu vàng bằng biện pháp thủ công vừa đỡ chi phí vừa bảo vệ môi trường. Bắt vào ban đêm là hiệu quả nhất vì ốc thường ngoi từ bùn lên đi ăn vào ban đêm.

Ốc bươu vàng sau khi được đánh bắt có thể làm thức ăn chăn nuôi hoặc tiêu hủy bằng chôn lấp với vôi, hóa chất hoặc đập vỡ./.

Tin mới