Nghệ An: Các làng quê tưng bừng dựng cây nêu đón Tết

(Baonghean.vn) - Trong không khí hân hoan chuẩn bị đón Tết cổ truyền, những ngày này, người dân khắp các làng quê ở Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương… đang tưng bừng dựng cây nêu đón Tết.
Dựng nêu đón Tết đã có từ xa xưa, mấy năm trở lại  đây, phong tục này đang lan tỏa mạnh ở một số địa phương, nhất là ở huyện Đô Lương. Khắp các làng quê, người dân đi tìm tre, hóp , may cần làm nêu đón Tết.
Dựng nêu đón Tết đã có từ xa xưa, mấy năm trở lại đây, phong tục này đang lan tỏa mạnh ở một số địa phương, nhất là ở huyện Đô Lương. Khắp các làng quê, người dân sôi nổi săn lùng tre, hóp, may cần làm nêu đón Tết.
Nhu cầu về cây nêu tăng nhanh, nên một số người đổ xô đi buôn tre, hóp và hình thành nên nhiều điểm bán cây nêu ở các địa phương. Ông Hoàng Văn Tỵ ở xã Văn Sơn, huyện Đô Lương cho biết, mỗi ngày, điểm bán của gia đình ông bán được khoảng 100 cây tre giá từ 80 – 100 nghìn đồng/cây
Nhu cầu về cây nêu tăng nhanh, nên một số người đổ xô đi buôn tre, hóp và hình thành nên nhiều điểm bán cây nêu ở các địa phương. Ông Hoàng Văn Tỵ ở xã Văn Sơn, huyện Đô Lương cho biết, mỗi ngày, điểm bán của gia đình ông bán được khoảng 100 cây tre giá từ 80 - 120 nghìn đồng/cây.
Một người dân xã Yên Sơn phấn khởi khi chọn được tre vừa ý để làm nêu. Theo những người cao tuổi ở đây, cây tre để làm nêu đẹp là cây cao, thân thẳng, cong ở phía ngọn
Một người dân xã Yên Sơn, huyện Đô Lương phấn khởi khi chọn được tre vừa ý để làm nêu. Theo những người cao tuổi ở đây, cây tre để làm nêu đẹp là cây cao, thân thẳng, cong ở phía ngọn.
 
Một người phụ nữ ở xã Văn Sơn, huyện Đô Lương đi mua tre làm nêu
Một phụ nữ ở xã Văn Sơn, huyện Đô Lương đi mua tre làm nêu.
Người dân xã Thịnh Sơn mang xe kéo đi mua cây nêu ở xã Văn Sơn.
Người dân xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương mang xe kéo đi mua cây nêu ở xã Văn Sơn. 
Nếu gặp phải cây nêu bị cong, người dân thường đốt lửa hơ và uốn để làm thẳng.Trong ảnh: Hai người phữ ở xã Bài Sơn, huyện Đô Lương đang hơ cây nêu.
Nếu gặp phải cây tre bị cong, người dân thường đốt lửa hơ và uốn để làm thẳng. Trong ảnh: Hai người phụ nữ ở xã Bài Sơn, huyện Đô Lương đang hơ nêu.
Khi uốn cây nêu phải làm khéo léo, vừa uốn, vừa tưới nước vào cây mới đảm bảo cây không bị gãy, vỡ.
Khi uốn cây nêu phải làm khéo léo, vừa uốn, vừa tưới nước vào cây mới đảm bảo cây không bị gãy, vỡ.
Theo phong tục xưa, khoảng 23 tháng Chạp mới trồng cây nêu, nhưng nay ngày 18 – 20, người dân đã háo hức trồng nêu với mong muốn Tết đến sớm hơn
Theo phong tục xưa, khoảng 23 tháng Chạp mới trồng cây nêu, nhưng ngày nay từ 18 - 20 tháng Chạp, người dân đã háo hức trồng nêu đồng loạt với mong muốn Tết đến sớm hơn.
Quốc lộ 46 đoạn qua xã Đà Sơn rợp bóng cây nêu đón Tết. Anh Trần Văn Quang ở xóm 9, xã Đà Sơn cho biết, nhà anh đã dựng cây nêu Tết từ mấy năm nay. Mặc dù phải mất  công hơn chút, nhưng thấy Tết vui hơn, ấm cúng hơn.
Quốc lộ 46 đoạn qua xã Đà Sơn rợp bóng cây nêu đón Tết. Anh Trần Văn Quang ở xóm 9, xã Đà Sơn cho biết, nhà anh đã dựng cây nêu Tết từ mấy năm nay. Mặc dù phải mất công hơn chút, nhưng có cây nêu trước ngõ thấy Tết vui hơn, ấm áp hơn.
Trên những cây nêu, người dân thường gắn lồng đèn, đèn ông sao, quốc kỳ, câu đối, đặc biệt là có nhiều bóng đèn, đèn nháy để làm đẹp trong đêm.
Trên những cây nêu, người dân thường gắn lồng đèn, đèn ông sao, Quốc kỳ, câu đối, đặc biệt là có nhiều bóng đèn, đèn nháy để làm đẹp trong đêm.
Đoạn qua xã Châu Khê, huyện Con Cuông dường như Xuân đã đến sớm hơn từ những hàng nêu cắm dày hai bên đường. Ảnh: Ông Phúc Nam Đàn
Đoạn qua xã Châu Khê, huyện Con Cuông dường như Xuân đã đến sớm hơn từ những hàng nêu cắm dày hai bên đường. Ảnh: Ông Phúc Nam Đàn

Ngày này, đi giữa quốc lộ 7, đoạn qua huyện Đô Lương đã thấy rộn ràng không khí Tết,  hai bên đường nhà nhà thi nhau dựng cây nêu đón Tết.
Ngày này, đi giữa Quốc lộ 7, đoạn qua huyện Đô Lương đã thấy rộn ràng không khí Tết, hai bên đường nhà nhà thi nhau dựng cây nêu đón Tết góp phần lưu lại nét đẹp từ ngàn xưa của ông cha giữa lòng nông thôn đổi mới tấp nập.

Tin mới