Nghệ An cần tăng cường các giải pháp chỉ đạo việc xả lũ của Thủy điện Bản Vẽ

(Baonghean.vn) - Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tại buổi làm việc của đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT và tìm kiếm cứu nạn với UBND tỉnh Nghệ An sáng nay 31/8.
Cuộc làm việc diễn ra sáng nay 31/8. Cùng dự có các sở ngành liên quan. Ảnh: Thu Huyền
Cuộc làm việc diễn ra sáng nay 31/8. Cùng dự có các sở, ngành liên quan. Ảnh: Thu Huyền
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất so với cả nước, địa hình đa dạng, khí hậu khắc nghiệt, mật độ sông suối lớn. Hàng năm xảy ra nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lốc, mưa đá; Lượng mưa bình quân từ 1.800 - 2.000mm, gây ngập lụt cho nhiều địa phương.
Ngoài ra, vùng ven biển luôn bị nước dâng triều cường, vùng miền núi bị ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Riêng trong 8 tháng 2018, trên địa bàn có 5 đợt không khí lạnh, 4 đợt nắng nóng và 11 đợt tố lốc và giông sét. Đặc biệt là bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3, số 4 làm 9 người chết, 1 người mất tích, sập đổ, trôi 68 nhà, trên 1.000 ngôi nhà bị hư hỏng tốc mái; gần 29.000 ha lúa bị ngập, gần 12.000 ha hoa màu bị hư hỏng; trên 44.000 con gia súc, gia cầm bị chết; nhiều tuyến giao thông bị hư hỏng nặng; Tổng thiệt hại ước tính trên 1.600 tỷ đồng.

Cán bộ chiến sỹ Đồn BP Mường Típ giúp các hộ gia đình dọn dẹp vệ sinh sau lũ. Ảnh: Hải Thượng
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Mường Típ giúp các hộ gia đình dọn dẹp vệ sinh sau lũ. Ảnh: Hải Thượng

Đáng báo động hiện nay, mực nước tại các sông đang tiếp tục dâng cao do lũ từ thượng nguồn đổ về; tại Nhà máy thủy điện lớn nhất của tỉnh, vào 8h sáng nay 31/8, mực nước hồ Thủy điện Bản Vẽ là 200m, lưu lượng về hồ 3.844m3/s, lưu lượng xả qua công trình ngang với lượng nước về hồ là 3.844m3/s, cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay.

Trước đó, ngày 18/8, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh Nghệ An đã ban hành lệnh vận hành hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ để cắt giảm lũ cho hạ du, đảm bảo an toàn cho công trình.

Đồng chí Lê Đình Thọ . Ảnh: Thu Huyền
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu, đề nghị tỉnh Nghệ An tiếp tục tăng cường công tác ứng phó thiên tai, xả lũ, kế hoạch phương án phân công lực lượng, phương tiện. Ảnh: Thu Huyền 
Tại cuộc làm việc, đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó ban Thường trực BCĐ Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh cũng đề nghị Chính phủ đầu tư kinh phí để thực hiện dự án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển thực sự cấp bách; triển khai dự án nâng cấp đê biển đảm bảo chống được bão cấp 12 triều cường tần suất 5%. Hỗ trợ tỉnh xây dựng kế hoạch quản lý lũ lụt, tổng hợp lưu vực sông Cả và đầu tư tăng dày các trạm thủy văn, khí tượng phục vụ cảnh báo sớm; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du sông Cả gắn với thủy điện xả lũ.
Trước mắt, đề nghị Trung ương hỗ trợ 630 tỷ đồng để tỉnh khắc phục hậu quả do bão số 3, 4 và mưa lũ tháng 7,8. Bố trí đủ vốn cho các dự án xây dựng cơ bản liên quan đến đảm bảo giao thông trên địa bàn tỉnh phục vụ phân luồng giao thông khi có mưa lũ xảy ra.
Đồng chí Đinh Viết Hồng. Ảnh: Thu Huyền
Đồng chí Đinh Viết Hồng phát biểu cho biết thiệt hại do mưa bão trên địa bàn Nghệ An là rất lớn, đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ giúp tỉnh khắc phục. Ảnh: Thu Huyền

Sau khi nghe báo cáo của tỉnh, Thứ trưởng Lê Đình Thọ - thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và TKCN đánh giá cao sự chủ động của tỉnh trong công tác phòng chống thiên tai thời gian qua. Trước tình hình cực đoan của thời tiết, thiên tai, đồng chí đề nghị tỉnh cần đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai; tăng cường thời lượng phát các bản tin cảnh báo, dự báo và văn bản chỉ đạo của các cấp chính quyền đến từng thôn bản, người dân.

Nghệ An cần tăng cường công tác quản lý tàu thuyền, đặc biệt khi có bão, áp thấp nhiệt đới và thời tiết nguy hiểm trên biển. Kiểm tra, rà soát mức độ an toàn của các hồ chứa nước, đê điều, vận hành các nhà máy thủy điện và công trình phòng chống thiên tai khác. Rà soát, đánh giá các khu dân cư ven sông, ven suối; xác định khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để lập quy hoạch xây dựng hạ tầng, sắp xếp bố trí dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đặc biệt, tỉnh cần tăng cường các giải pháp chỉ đạo việc xả lũ đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du Thủy điện bản Vẽ.

Về những đề xuất của tỉnh, đồng chí Thứ trưởng yêu cầu các thành viên của đoàn công tác tổng hợp báo cáo theo thứ tự ưu tiên để kiến nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ.

Tin mới