Nghệ An: Hàng nghìn ha rau vụ đông và nuôi trồng thủy sản ngập nước

(Baonghean.vn) - Ảnh hưởng của đợt không khí lạnh đầu mùa, trên địa bàn Nghệ An có mưa to kéo dài, đã gây ngập úng hàng nghìn ha rau màu vụ đông và nuôi trồng thủy sản, ở các địa phương: Thanh Chương, Nam Đàn, TP Vinh, Diễn Châu, Nghi Lộc.
Rau màu thành phố Vinh thiệt hại nặng 
Mưa lớn đã khiến các vùng trồng rau vụ đông ngoại thành Vinh bị ngập nặng. Ngày từ sáng sớm, bà Ngô Thị Thể, xóm Yên Vinh, xã Hưng Đông (TP. Vinh) đã tất bật ra đồng để vớt vát một phần số rau bị ngập. Bà Thể chia sẻ: Nhà tôi trồng 4 sào rau vụ đông, nhưng đến nay toàn bộ đã ngập chìm trong biển nước, nguy cơ mất trắng vì hiện nay mưa đang lớn mà nước rút rất chậm.
Bà Ngô Thị Thể... trước đám rau bị ngập sâu trong nước. Ảnh: Quang An
Bà Ngô Thị Thể ở xóm Yên Vinh, xã Hưng Đông (TP.Vinh) trước đám rau bị ngập sâu trong nước. Ảnh: Quang An

Không chỉ riêng bà Thể mà đó cũng là tình cảnh của hàng chục hộ dân tại khối Yên Vinh. Mực nước đang cao khiến cánh đồng rau màu trải dài bị ngập băng nước, thiệt hại đến kinh tế của người dân.

Ông Phạm Văn Thanh - cán bộ nông nghiệp xã Hưng Đông cho biết: Rút kinh nghiệm từ đợt lụt trước, chúng tôi đã tuyên truyền bà con tháo dỡ các tấm lưới che, phông bạt để tránh thiệt hại. Theo thống kê sơ bộ có đến 70% diện tích rau màu đang bị ngập, số còn lại nằm ở vùng đất cao nên hạn chế được thiệt hại.
Không chỉ Hưng Đông mà các xã trọng điểm về rau khác như Nghi Ân, Nghi Liên cũng chịu cảnh mưa ngập nặng. Hiện các địa phương đang chỉ đạo người dân tập trung tiêu úng, khơi thông dòng chảy để giảm thiểu thiệt hại. Những diện tích rau có thể thu hoạch thì gấp rút thu hoạch tránh bị úng nước, hư thối.
Hàng nghìn ha cây vụ đông ở Diễn Châu, Nam Đàn, Thanh Chương... ngập nước
Cánh đồng rau của xã Diễn Thành (Diễn Châu) ngập nước. Ảnh: Văn Trường
Cánh đồng rau của xã Diễn Thành (Diễn Châu) bị ngập nước. Ảnh: Văn Trường
Bà Nguyễn Thị Nhân, nông dân ở xã Diễn Thành (Diễn Châu) chia sẻ: Gia đình tôi trồng 3 sào rau màu vụ đông, chủ yếu là cải bắp, su hào để phục vụ Tết Nguyên đán. Mưa liên tiếp mấy ngày qua gây ngập lụt hư hỏng nặng cả 3 sào cây trồng, tính cả tiền công, tiền giống cây bị thiệt hại trên 3 triệu đồng.
Thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết, trên địa bàn huyện có 80 ha rau màu bị ngập, do mưa to trong 2 ngày qua. Hiện tại mưa vẫn tiếp tục mưa, do vậy, huyện khuyến cáo người dân tháo bờ ruộng, đồng thời khơi thông cống rãnh trong khu vực nội đồng để tiêu thoát nước nhanh.
Trên địa bàn huyện Thanh Chương, mưa to từ ngày 15 đến 16/10 đã gây ngập trên diện tích 285,7 ha rau màu.

Ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, những địa phương có diện tích rau màu bị ngập nhiều: Thanh Xuân 220 ha, Thanh Mai 19 ha, Thanh Tùng 10 ha...Ngoài ra, trên địa bàn huyện Thanh Chương còn có 40 m đường cấp phối bị ngập nước, hư hỏng trên địa bàn xã Thanh Mai, Thanh Tùng.

Nam Đàn mưa to trong 2 ngày 15 và 16/10, trên địa bàn huyện Nam Đàn đã có hàng nghìn ha cây trồng vụ đông và ao cá bị ngập nước.
Vùng nuôi cá ao của xã Xuân Hòa (Nam Đàn) thường ngập nước mỗi khi có mưa to. Ảnh: Xuân Hoàng
Vùng nuôi cá ao của xã Xuân Hòa (Nam Đàn) thường ngập nước mỗi khi có mưa to. Ảnh: Xuân Hoàng

Theo ông Nguyễn Đình Thế - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nam Đàn cho biết: Tổng hợp từ các xã, đến 11 giờ ngày 16/10 cho thấy, toàn huyện có hơn 965 ha ngô và hơn 428 rau vụ đông bị ngập nước. Ngoài ra còn có hơn 574 ha ao cá và 266 ha cá vụ 3 ngập sâu. Đặc thù của người dân một số xã như: Nam Xuân, Xuân Hòa... nuôi cá giống nên thiệt hại lớn.

Hiện các hộ dân có diện tích ao bị ngập nước, sử dụng lưới vây xung quanh bờ ao, hạn chế cá thất thoát ra ngoài. Huyện chỉ đạo các địa phương khơi thông cống rãnh để tiêu thoát nước nhanh. 

Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi, tính đến thời điểm này trên địa bàn Nghệ An có 1.354 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập (huyện Nghi Lộc: 50 ha, huyện Nam Đàn: 953ha, huyện Hưng Nguyên: 226 ha, thành phố Vinh: 125 ha). Diện tích rau màu bị ngập 1.806 ha.

Trước tình hình mưa to đang kéo dài, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các địa phương huy động nhân lực khơi thông dòng chảy trên các kênh mương, cống rãnh để tiêu úng nhanh. Sau khi nước rút, bà con nông dân tích cực chăm sóc rau để kịp thời vụ; những diện tích hư hỏng trên 70% tiến hành trồng lại.

Ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Tin mới