![]() |
Gia đình ông Nguyễn Văn Hải ở xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên thuê máy gặt lúa. Nhờ đủ máy gặt nên tiến độ thu hoạch lúa hè thu rất nhanh. Ảnh: Phú Hương |
“Chỉ còn vài ngày nữa là bão vào, chắc chắn sẽ mưa rất to. Nếu cứ cố để trên ruộng thì mưa đến còn mất mùa hơn và việc thu hoạch, phơi phóng cũng sẽ vất vả hơn nhiều. May là vẫn thuê được máy vì nhiều xã khác họ thu hoạch xong cả rồi” - ông Hải cho hay.
![]() |
Nông dân huyện Nam Đàn tập trung thu hoạch lúa hè thu. Ảnh: Phú Hương |
Là vùng sâu trũng, nên mất mùa lúa hè thu do mưa lụt là điều không còn xa lạ gì với bà con nông dân xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Tuy mấy ngày nay trên địa bàn đã có mưa, nhưng cứ lúc mưa tạnh là bà con lại tập trung ra đồng, tranh thủ thu hoạch.
Vừa hối hả bốc lúa lên xe, bà Nguyễn Thị Hồng ở xóm 3, xã Kim Liên vừa cho hay: Chỉ cần mưa liên tục trong vài ngày, toàn bộ cánh đồng này sẽ ngập sâu trong nước. Mấy ngày trước cố nán chờ để lúa chín thêm, nhưng hôm nay thì buộc phải gặt vì vài ngày nữa là bão vào rồi. “Lúa gặt về sẽ rải trên nền nhà, bật quạt để khỏi ẩm mốc, chờ nắng lên đem phơi” - bà Hồng cho biết.
![]() |
Tranh thủ trời ngừng mưa, bà con ra đồng thu hoạch lúa trước khi bão đến. Ảnh: Phú Hương |
![]() |
Lãnh đạo tỉnh, Sở NN&PTNT kiểm tra tình hình sản xuất, thu hoạch lúa hè thu của huyện Hưng Ngyên. Ảnh: Phú Hương |
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đệ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, vẫn còn khoảng 10% diện tích lúa hè thu của tỉnh đang xanh, không thể thu hoạch quá ép.
“Các địa phương và đơn vị thủy lợi cần phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị sẵn sàng vận hành các trạm bơm, các công trình tiêu úng, hạ thấp mực nước nội đồng để bảo vệ lúa hè thu - mùa và cây vụ đông. Những nơi khoanh vùng được thì đắp bờ bao, những nơi có hệ thống tiêu úng thì tập trung khơi thông dòng chảy để đảm bảo tiêu thoát nhanh chóng” - ông Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh.