Nghệ An: Khi cháy rừng xảy ra, lãnh đạo huyện, thành, thị có mặt tại hiện trường

(Baonghean.vn) - Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Nghệ An năm 2021 đề nghị các huyện, thành, thị; lực lượng Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng tập trung cao nhất, chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống cháy rừng.

Ngày 25/6, Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Nghệ An năm 2021đề nghị UBND các huyện, thành, thị; lực lượng Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng  tập trung cao nhất, chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, làm tốt các nhiệm vụ sau:

Thực hiện nghiêm túc quy định tại: Chỉ thị 10/CT-UBND ngày 06/02/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2021; Công điện số 20/CD. CT UBND ngày 04/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.
Khi cháy rừng xảy ra, Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện, thành, thị có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, hậu cần và chỉ huy chữa cháy theo phương án đã được phê duyệt. Ảnh: Quang An
Khi cháy rừng xảy ra, Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện, thành, thị có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, hậu cần và chỉ huy chữa cháy theo phương án đã được phê duyệt. Ảnh: Quang An
Làm tốt  công tác cảnh báo, dự báo cấp cháy rừng đến người dân, cắt cử, phân công lực lượng thường trực 24/24h, đối với các khu rừng trọng điểm và các khu rừng xảy ra nhất là các huyện có nguy cơ cháy cao phải lập chốt kiểm soát người ra vào rừng, bố trí lực lượng tuần tra canh gác để ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống cháy rừng xảy ra, nhất là tại các huyện có nguy cơ cháy cao Thanh Diễn Châu, Thanh Chương, Nam Đàn, Đô Lương, thành phố Vinh, Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai. Các Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR, các chủ rừng

Duy trì chế độ thường trực tại các chòi canh lửa và tại đơn vị để kịp thời phát hiện, xử lý khi cháy rừng xảy ra; kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và ven rừng của người dân, nghiêm cấm các hoạt động xử lý thực bì bằng sử dụng lửa và những hoạt động sử dụng lửa khác như: đốt vàng mã, đốt ong lấy mật, đốt rác... có nguy cơ go, cháy rừng khi dự báo cấp cháy rừng cấp IV trở lên.

Lực lượng chức năng chữa cháy rừng tại Nam Kim (Nam Đàn) năm 2020. Ảnh:Quang An
Lực lượng chức năng chữa cháy rừng tại Nam Kim (Nam Đàn) năm 2020. Ảnh:Quang An

Khi cháy rừng xảy ra, Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện, thành, thị có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, hậu cần và chỉ huy chữa cháy theo phương án đã được phê duyệt; Đối với các khu rừng gần với khu dân cư, kho tàng, khi xảy ra cháy, phải chủ động có phương án di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân và các lực lượng khi tham gia chữa cháy rừng...

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết khu vực tỉnh Nghệ An từ ngày 26/6/2021 đến ngày 04/7/2021 cường độ nắng nóng tiếp tục gia tăng, trời nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao, nhất là tại các huyện đồng bằng, nền nhiệt phổ biến từ 36-38 độ, độ ẩm tương đối thấp. 

Cảnh báo cháy rừng các khu vực trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ ngày 26/6/2021 đến ngày 04/7/2021 cấp dự báo cháy rừng: Từ Cấp IV (Cấp nguy hiểm: Thời tiết khô hanh, kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lửa lan tràn nhanh) đến Cấp V (Cấp cực kỳ nguy hiểm: Thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng).

Tin mới