Nghệ An kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 3 nội dung tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc

(Baonghean.vn) - Phát biểu tham luận tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đã trình bày 3 thành tựu nổi bật, 3 kinh nghiệm của Nghệ An trong năm 2020, đồng thời nêu lên 3 kiến nghị đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chiều 28/12, Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 tiếp tục diễn ra. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.

Các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Nghệ An. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành và được kết nối trực tuyến đến 21 huyện, thành, thị trong tỉnh. Ảnh: Thành Duy
Các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Nghệ An. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành và được kết nối trực tuyến đến 21 huyện, thành, thị trong tỉnh. Ảnh: Thành Duy
Phát biểu tham luận tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho biết, tỉnh đồng tình cao với các nội dung các báo cáo của Chính phủ được trình bày tại hội nghị; trong đó, khẳng định năm 2020 là năm hết sức khó khăn nhưng với sự lãnh đạo sâu sát của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nước ta đã đạt được những kết quả hết sức tích cực. 

Năm nay, Nghệ An cũng như các địa phương khác gặp không ít khó khăn. Trong bối cảnh chung đó, tỉnh đã chấp hành rất nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và vận dụng phù hợp với tình hình địa phương để chỉ đạo, điều hành việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đạt được kết quả quan trọng.

Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tham luận tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Ảnh: Thành Duy
Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tham luận tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Ảnh: Thành Duy

Báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu UBND tỉnh Nghệ An cho biết, năm 2020 Nghệ An đạt được 3 kết quả nổi bật. Trước hết, là địa phương có diện tích rộng nhất cả nước, dân số đông, biên giới dài ở cả trên bộ và trên biển, số lượng người di chuyển rất lớn, cả từ nước ngoài, vùng dịch về. Nhưng trong công tác phòng, chống dịch Covid -19, tỉnh đã chấp hành rất nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid -19.

Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, đến nay Nghệ An không để xảy ra các ca nhiễm Covid -19; thực hiện công tác cách ly đạt kết quả rất cao với hơn 14.000 trường hợp cách ly tập trung tại 34 điểm cách ly.

Mặc dù khó khăn, song Nghệ An ưu tiên nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid -19, trong đó, đã bố trí toàn bộ phần ngân sách dự phòng 3 cấp trong năm 2020 để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid -19 và hỗ trợ an sinh xã hội theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.

Năm 2020, Nghệ An phấn đấu và đạt được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 4,45% và cho cả giai đoạn 5 năm (2016 - 2020) là 7,2%; Thu ngân sách năm nay cũng đạt gần 16.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với dự toán được Trung ương giao; tăng 5,1% so với dự toán được HĐND tỉnh giao. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt kết quả rất tích cực; đến thời điểm này đã giải ngân được 80% số vốn đầu tư công. 

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Thời gian vừa qua, Nghệ An có bước chuyển rất tốt trong công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt đến nay, một số nhà đầu tư trên lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử đã cam kết đầu tư vào tỉnh tổng số vốn gần 1 tỷ USD. Đây là con số hết sức ý nghĩa đối với tỉnh.

Toàn cảnh hội nghị tại trụ sở Chính phủ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
 Toàn cảnh hội nghị tại trụ sở Chính phủ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bên cạnh đó, số xã đạt nông thôn mới của tỉnh cũng đạt xấp xỉ 70% tổng số xã và có 6 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 3%.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, trong bối cảnh khó khăn năm nay, việc huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp chia sẻ khó khăn đối với cấp ủy, chính quyền, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid - 19 và khắc phục hậu quả lũ lụt là rất tốt.

Người dân và doanh nghiệp đã đóng góp khoảng 76 tỷ đồng để ủng hộ công tác  phòng, chống dịch Covid -19, và Nghệ An đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về công tác này. Nghệ An đã huy động được 153 tỷ đồng, riêng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ 141 tỷ đồng để khắc phục hậu quả lũ lụt không chỉ ở trên địa bàn tỉnh mà còn hỗ trợ các tỉnh miền Trung khác bị ảnh hưởng bão, lụt với số tiền 43 tỷ đồng.

Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ngành dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thành Duy
Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ngành dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thành Duy

Trong một năm đầy khó khăn, thách thức, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, để có được kết quả trên, tỉnh đã đúc kết 3 bài học kinh nghiệm. Trước hết là Nghệ An tạo được sự đoàn kết, thống nhất; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND tỉnh và chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong việc thực hiện mục tiêu kép.

Bên cạnh đó, Nghệ An xây dựng kịch bản điều hành rất cụ thể, phân công tổ chức chỉ đạo thực hiện rất rõ ràng. “Chúng tôi có 5 tổ công tác để điều hành các lĩnh vực: công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ, thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công để thực hiện các nhiệm vụ được giao”, đồng chí Nguyễn Đức Trung cho biết tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương.

Các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thành Duy
Các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thành Duy

Mặt khác, Nghệ An thay đổi cách tiếp cận trong điều hành trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; đồng thời tiếp cận trực tiếp các doanh nghiệp, nhà đầu tư để hỗ trợ, xử lý những vấn đề vướng mắc. Vì vậy, tỉnh đã có những cải thiện trong việc thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư. 

Năm 2021, năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) cũng là năm nền tảng để tạo đà cho các năm tiếp theo, Nghệ An đã thông qua 28 chỉ tiêu, trong đó, chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra là 7,5 - 8,5%. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hãy làm việc hết sức mình, trước hết, trên hết là vì dân, vì nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hãy làm việc hết sức mình, trước hết, trên hết là vì dân, vì nước

(Baonghean.vn) - "Chúng ta là những đảng viên, hơn nữa là những cán bộ rường cột của nước nhà; là công bộc của dân; hãy làm việc hết sức mình, trước hết, trên hết là vì dân, vì nước; luôn luôn trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống; luôn luôn tự soi, tự sửa lại mình để không xảy ra những điều không ai mong muốn".

Chỉ tiêu tăng trưởng GRDP năm 2021 dù còn thấp hơn chỉ tiêu tăng trưởng bình quân cho 5 năm (9,5 - 10,5%), tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh, trong bối cảnh còn khó khăn, mục tiêu đặt ra cho năm 2021 rất thách thức. Do đó, tỉnh xác định tập trung chỉ đạo, phấn đấu quyết liệt ngay từ đầu năm, trong đó, tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh là cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết xóa bỏ tình trạng “tỉnh mở, sở thắt”.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thành Duy
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thành Duy

Tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đã trình bày 3 kiến nghị của Nghệ An với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Trong đó, kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn so với thời hạn có hiệu lực là ngày 8/2/2021 để giúp cho các địa phương, vì hiện nay nhiều địa phương đang vướng về cơ chế giao đất các dự án, đặc biệt là các dự án khu công nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao; để phù hợp với Khoản 2, Điều 149, Luật Đất đai cho phép miễn tiền sử dụng đất đối với các hạ tầng dùng chung trong các khu công nghiệp. 

Cùng với đó, người đứng đầu UBND tỉnh đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm thông báo cho tỉnh dự kiến số vốn trung hạn của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để tỉnh có cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn đảm bảo hiệu quả, phục vụ mục tiêu phát triển cho 5 năm tới.

Tin mới