Nghệ An: Nhiều chốt chặn dịch tả lợn châu Phi vắng bóng người

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ đạo các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc,thế nhưng tại nhiều địa phương, công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi hiện vẫn mang tính đối phó. Nhất là tình trạng nhiều chốt trực vắng người.
Vắng bóng người trực chốt
Lúc 13 giờ 50 phút, điểm chốt chặn tại xã Diễn Yên vắng bóng người trực. Ảnh: PV
Lúc 13 giờ 50 phút ngày 4/6, điểm chốt chặn tại xã Diễn Yên (Diễn Châu) vắng bóng người trực. Ngay cả hố khử trùng chỉ còn dấu vết. Ảnh: P.V
14 giờ chiều 4/6, nhóm phóng viên chúng tôi có mặt tại nhiều điểm chốt chặn dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn một số xã của huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Điều bất ngờ là có khá nhiều điểm chốt vắng bóng người trực.
Tại điểm chốt chặn dịch tả lợn châu Phi tại xóm 13, xã Diễn Yên (Diễn Châu), tuyệt nhiên không một bóng người trực.

Hiện tại, xã lập 6 chốt chặn dịch, bố trí 12 người là lực lượng công an và quân sự trực chốt. Có lẽ giờ đó anh em bận việc nên bỏ vị trí, còn xã đã quán triệt phải trực chốt 24/24 giờ.

Ông Dương Đăng Hoàng - Chủ tịch UBND xã Diễn Yên

Cùng thời điểm đó, tại trwcj chốt của xã Diễn Mỹ không có người trực. Ảnh: PV
Cùng thời điểm đó, tại điểm chốt chặn của xã Diễn Mỹ không có người trực. Ảnh: P.V
 
Sợ lơ la, chủ quan của lực lượng chốt chặn, tạo điều kiện cho người dân vận chuyển lợn ra vào ổ dịch. Ảnh: PV
Sự lơ là, chủ quan của lực lượng chốt chặn đã tạo điều kiện cho người dân vận chuyển lợn ra, vào ổ dịch. Ảnh: P.V
Đến hơn 14 giờ, chúng tôi đến xã Diễn Mỹ (Diễn Châu). Tình trạng lực lượng trực chốt bỏ nhiệm vụ tại một số điểm chốt vẫn diễn ra.
Khi tiếp xúc với P.V, ông Nguyễn Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Diễn Mỹ mới gọi điện thoại đề nghị lực lượng trực chốt có mặt tại các điểm chốt. Ông Tâm cho hay: Hiện tại xã còn 5 điểm chốt chặn, với 12 người trực, gồm quân sự, công an và các đoàn thể.
Hiện 6 xã ở Quỳnh Lưu đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Trong đó Quỳnh Hồng là địa phương xảy ra dịch cách đây 4 ngày. Tuy nhiên, trong chiều 4/6 khi chúng tôi có mặt tại địa phương này, thấy rằng công tác phòng, chống dịch ở đây còn không ít bất cập.
Sự khó hiểu của điểm trực cốt tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, bởi không có sào chắn, không có hố khử trùng. Ảnh: PV
Điểm chốt tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu không có sào chắn, không có hố khử trùng. Ảnh: P.V
Trên các trục đường vào các xóm: 1, 2, 3, 4, 6 có 4 điểm chốt. Nhưng vấn đề bất cập ở chỗ, có 2 điểm chốt tại xóm 4, mặc dù có người trực, nhưng không có hố khử trùng, không có rào chắn.
Tại chốt chính đầu Quốc lộ 48B vào địa bàn xóm 6, không có rào chắn và hố khử trùng không đảm bảo, trong khi đó chỗ ngồi của người trực cách xa hố khử trùng, rất khó khăn cho công tác phòng dịch.
Tại một điểm trực chốt khác trên địa bàn xóm 6, xã Quỳnh Hồng không bố trí người trực, không sào chắn. Ảnh: PV
Tại một điểm chốt khác trên địa bàn xóm 6, xã Quỳnh Hồng không bố trí người trực, không có rào chắn. Ảnh: P.V
Điểm chốt không có bình phun và hóa chất
Tại thị xã Hoàng Mai, bất cập hơn là tại điểm chốt dịch không có bình phun và hóa chất.
"Do không được bố trí bình phun và hóa chất, nên chỉ biết ngồi chơi" - anh Lê Văn Sơn người trực chốt cho hay.
 
Điểm chốt tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai) mang tính đối phó. Ảnh: PV
Điểm chốt tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai) mới chỉ mang tính đối phó. Ảnh: P.V

Địa phương có bình phun và đã nhận 50 lít hóa chất của thị xã, nhưng đang giữ trong kho, khi nào cần thì mới mang ra phun.

Ông Vũ Văn Từ - Chủ tịch UBND phường Quỳnh Xuân

Thiết nghĩ, phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đang "nóng", trong khi nhiều địa phương đầu tư mua vôi, hóa chất, bình phun... để phục vụ cho công tác phòng, chống, khống chế dịch thì tại thị xã Hoàng Mai lại không đem vật tư, dụng cụ ra sử dụng thì thật là khó hiểu.
Do không có bình phun và hóa chất phục vụ tại điểm chốt trên địa bàn phường Quỳnh Xuân nên anh Lê văn Sơn chỉ biết ngồi nhìn trong suốt ca trực. Ảnh: P.V
Do không có bình phun và hóa chất phục vụ tại điểm chốt trên địa bàn phường Quỳnh Xuân nên anh Lê văn Sơn chỉ biết ngồi nhìn trong suốt ca trực. Ảnh: P.V
Ông Vũ Tuấn Dũng - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai khá ngạc nhiên khi chúng tôi đề cập thực trạng tại phường Quỳnh Xuân, cho rằng: Thời gian qua, thị xã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại các xã, phường. Những vấn đề còn tồn tại tại các địa phương, thị xã sẽ sớm khắc phục.  
Sự vắng bóng của lực lượng trực chốt chặn dịch tả lợn châu Phi là cơ hội để người dân vận chuyển lợn ra vào ổ dịch. Hố khử trùng không đảm bảo kỹ thuật sẽ khiến cho vi rút phát tán ra diện rộng thông qua các phương tiện tham gia giao thông.
Tại hội nghị trực tuyến của UBND tỉnh với 21 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh về triển khai cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi vào 3/6, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý đã rốt ráo chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch, phải coi chống dịch "như chống giặc", huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Chủ UBND tỉnh chỉ đạo người đứng đầu chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy và chính quyền cấp trên.
Một điều đáng lưu ý về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi đó ở thị xã Hoàng Mai là có nơi chưa thực hiện đúng quy trình trong tiêu hủy. Cụ thể, chiều 4/6 khi thực hiện tiêu hủy 11 con lợn với tổng trọng lượng 529 kg của gia đình ông Nguyễn Đình Trọng ở thôn 10, xã Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai) các lực lượng chức năng đã không mặc đồ bảo hộ một lần, không đi găng tay.
Lực lượng trực tiếp tiêu hủy lợn tại xã Quỳnh Liên không mặc đồ bảo hộ, không đi găng tay, nguy cơ phát tán vi rút dịch rất cao. Ảnh: Phương Liên
Lực lượng trực tiếp tiêu hủy lợn tại xã Quỳnh Liên không mặc đồ bảo hộ, không đi găng tay, nguy cơ phát tán vi rút dịch rất cao. Ảnh: Phương Liên

Tin mới