Nghệ An “nới lỏng” xử lý vi phạm sinh con thứ 3

(Baonghean.vn) - Đây là một trong những thay đổi vừa được UBND tỉnh thông qua tại Quyết định số 11/2018/QĐ – UBND về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 43/2015/QĐ – UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Quyết định 11/QĐ – UBND được ban hành ngày 13/2, tập trung vào sửa đổi 4 điều so với Quyết định cũ được ban hành vào năm 2015. Trong đó, đáng chú ý có 3 điều chỉnh quan trọng bao gồm: sửa đổi khoản 1, điều 3 từ “Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc hai con” thành “Mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con”.

Quy định mới cũng điều chỉnh khoản 2 điều 4 về ký cam kết thực hiện chính sách DS – KHHGĐ. Cụ thể, nếu như trước đây yêu cầu các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có trách nhiệm ký cam kết thực hiện các quy định về chính sách DS – KHHGĐ với chính quyền địa phương nơi cư trú và cơ quan đơn vị mình đang công tác.

Nay, quy định mới việc ký cam kết được thực hiện trên tinh thần “tuyên truyền vận động”.

Quyết định 11/QĐ – UBND vừa mới được ban hành ngày 13/2, tập trung vào sửa đổi 4 điều so với Quyết định cũ được ban hành vào năm 2015. Trong đó, đáng chú ý có 3 điều chỉnh quan trọng bao gồm: sửa đổi khoản 1, điều 3 từ “Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc hai con” thành “Mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con”.  Quy định mới, cũng điều chỉnh khoản 2 điều 4 về ký cam kết thực hiện chính sách DS – KHHGĐ. Cụ thể, nếu như trước đây yêu cầu các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có trách nhiệm ký cam kết thực hiện các quy định về chính sách DS – KHHGĐ với chính quyền địa phương nơi cư trú và cơ quan đơn vị mình đang công tác. Nay, quy định mới việc ký cam kết được thực hiện trên tinh thần “tuyên truyền vận động”.  Đặc biệt, quy định mới, có nhiều thay đổi trong việc xử lý những trường hợp sinh con thứ 3 trở lên và vi phạm các chính sách DS – KHHGĐ. Theo đó, trong Quyết định 43 (2015). cán bộ, công chức, viên chức khi sinh con thứ 3 trở lên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, làm đơn rút tên khỏi chức danh lãnh đạo, thuyên chuyển vị trí công tác hoặc thuyên chuyển địa bàn công tác, không đưa vào xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm, không xem xét thi nâng ngạch, chuyển ngạch, kéo dài thời gian xét bậc nâng lương trong thời gian từ 3 – 6 tháng; các trường hợp khác bị xử lý theo bản cam kết, quy chế, nội quy cơ quan, đơn vị; quy định của hương ước, quy ước nơi cư trú, không được xét danh hiệu Gia đình văn hóa.  Riêng tập thể và cá nhân thủ trưởng cơ quan, đơn vị có hành thành viên thuộc cấp quản lý vi phạm thì không xét danh hiệu thi đua và không xem xét danh hiệu đơn vị văn hóa.  Quy định mới, không ghi rõ các hình thức xử phạt. Thay vào đó được sửa đổi thành: Các đối tượng vi phạm trong trường hợp sinh con thứ 3 (trừ trường hợp  luật có quy định khác) thì bị xử lý theo: quy định hiện hành, ban cam kết, quy chế, nội quy của  cơ quan, đơn vị, quy định của hương ước, quy ước nơi cư trú, không được xét danh hiệu Gia đình văn hóa.  Như vậy, với quy định mới này, việc xử lý các hình thức vi phạm về chính sách DS – KHHGĐ đã phần nào được “nới lỏng”. Tuy nhiên, đây lại là một khó khăn của những người làm công tác dân số trong giai đoạn tới và đòi hỏi cao hơn ý thức, sự tự giác và tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị và các ban, ngành liên quan.  Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 25/2/2018.
Tuyên truyền về chính sách dân số cho người dân xã Diễn Hải - huyện Diễn Châu. Ảnh - Mỹ Hà

Đặc biệt, quy định mới, có nhiều thay đổi trong việc xử lý những trường hợp sinh con thứ 3 trở lên và không ghi rõ các hình thức xử phạt.

Cụ thể, theo Quyết định 11 (2018): Các đối tượng vi phạm trong trường hợp sinh con thứ 3 (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị xử lý theo: quy định hiện hành, bản cam kết, quy chế, nội quy của  cơ quan, đơn vị, quy định của hương ước, quy ước nơi cư trú, không được xét danh hiệu Gia đình văn hóa.

Theo Quyết định 43 (2015): Cán bộ, công chức, viên chức khi sinh con thứ 3 trở lên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, làm đơn rút tên khỏi chức danh lãnh đạo, thuyên chuyển vị trí công tác hoặc thuyên chuyển địa bàn công tác, không đưa vào xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm, không xem xét thi nâng ngạch, chuyển ngạch, kéo dài thời gian xét bậc nâng lương trong thời gian từ 3 – 6 tháng; các trường hợp khác bị xử lý theo bản cam kết, quy chế, nội quy cơ quan, đơn vị; quy định của hương ước, quy ước nơi cư trú, không được xét danh hiệu Gia đình văn hóa.

Riêng tập thể và cá nhân thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thành thành viên thuộc cấp quản lý vi phạm thì không xét danh hiệu thi đua và không xem xét danh hiệu đơn vị văn hóa.

Như vậy, với quy định mới này, việc xử lý các hình thức vi phạm về chính sách DS – KHHGĐ đã phần nào được “nới lỏng”. Tuy nhiên, đây lại là một khó khăn của những người làm công tác dân số trong giai đoạn tới và đòi hỏi cao hơn ý thức, sự tự giác và tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị và các ban, ngành liên quan.

Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 25/2/2018.

Tin mới