Nghệ An sắp xây dựng nhà máy xi măng công suất 3 triệu tấn/năm

(Baonghean.vn) - Dự án Xi măng Hoàng Mai 2 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch, có công suất giai đoạn 1 của dự án là 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 3 triệu tấn xi măng/năm. Dự án có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 6.678 tỷ đồng.
Sáng 10/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai về việc lựa chọn địa điểm triển khai Dự án Xi măng Hoàng Mai 2. Ảnh: Đào Tuấn
Sáng 10/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai về việc lựa chọn địa điểm triển khai Dự án Xi măng Hoàng Mai 2. Ảnh: Đào Tuấn 
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 6.670 tỷ đồng

Dự án Xi măng Hoàng Mai 2 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 và đồng ý phân kỳ đầu tư tại Văn bản số 12/TTg-CN ngày 04/01/2019. Theo đó, công suất giai đoạn 1 của dự án là  6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 3 triệu tấn xi măng/năm. Dự án có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng  6.678 tỷ đồng.

Khu vực xây dựng Nhà máyXii măng Hoàng mai 2. Minh họa Google map
Khu vực xây dựng Nhà máy Xi măng Hoàng Mai 2. Ảnh: Googlemap

Theo dự án, nhà máy chính được xây dựng tại Khu công nghiệp Hoàng Mai 2 (xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai) với diện tích khoảng 60 ha (giai đoạn 1 khoảng 30 ha). Trạm nghiền được quy hoạch tại  Khu công nghiệp Đông Hồi (xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai) với diện tích khoảng 10,52 ha; Trạm đập đá vôi xây dựng tại xã Tân Thắng (huyện Quỳnh Lưu) có diện tích khoảng 2,25 ha;  Tuyến băng tải từ trạm đập về nhà máy có diện tích 13 ha, dài khoảng 6,5 km, đi qua xã Tân Thắng 5 km, xã Quỳnh Vinh 1,5km

Dự án Xi măng Hoàng Mai 2 nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp xi măng trong nước và xuất khẩu, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng cả nước nói chung. Dự kiến dự án ra đời sẽ tạo việc làm cho khoảng 500 lao động trực tiếp, hàng ngàn lao động gián tiếp cho địa phương và đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

Dự án còn có tác động tích cực với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác, góp phần phát triển hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

bna_Ông Nguyễn Quốc Việt
Ông Nguyễn Quốc Việt - Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Mai phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Đào Tuấn 
Thực tế cho thấy, Dự án Xi măng Hoàng Mai 2 trước đây được chủ đầu tư đề xuất vị trí xây dựng nhà máy chính tại KCN Hoàng Mai 2. Tuy nhiên sau đó dự án đã gặp một số vướng mắc nên được yêu cầu đưa ra khỏi khu công nghiệp. Đến nay, sau khi nhận được sự thống nhất của các ngành, đơn vị liên quan, chủ đầu tư tiếp tục đề xuất được triển khai dự án ngay tại KCN Hoàng Mai 2 (xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai).
Áp dụng công nghệ mới, hạn chế ô nhiễm môi trường
Tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý thống nhất chủ trương: Cho phép Dự án Xi măng Hoàng Mai 2 được xây dựng nhà máy chính tại Khu công nghiệp Hoàng Mai 2 với yêu cầu tiên quyết là đảm bảo môi trường, vệ sinh an toàn lao động trong quá trình xây dựng, vận hành. Ảnh: Đào Tuấn
Tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý thống nhất chủ trương: Cho phép Dự án Xi măng Hoàng Mai 2 được xây dựng nhà máy chính tại Khu công nghiệp Hoàng Mai 2 với yêu cầu tiên quyết là đảm bảo môi trường, vệ sinh an toàn lao động trong quá trình xây dựng, vận hành. Ảnh: Đào Tuấn
Sau khi nghe lãnh đạo Công ty cổ phẩn Xi măng Vicem Hoàng Mai báo cáo về quá trình triển khai dự án cũng như ý kiến đóng góp của các sở, ngành liên quan, phát biểu chỉ đạo cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý đồng ý thống nhất chủ trương: cho phép Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai đầu tư xây dựng nhà máy chính tại KCN Hoàng Mai 2.
Yêu cầu đặt ra là, quá trình xây dựng cũng như khi vận hành nhà máy phải đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động; Khu vực khai thác vật liệu sản xuất xi măng phải có giải pháp hoàn trả mặt bằng và đảm bảo yêu cầu đánh giá tác động môi trường. Muốn vậy, yếu tố tiên quyết là dự án phải đầu tư, áp dụng công nghệ mới, hiện đại tiên tiến.
Đồng chí Thái Thanh Quý cũng thống nhất giao BQL Khu Kinh tế Đông Nam chủ trì tham mưu chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, để giảm chi phí đầu tư, hạn chế ô nhiễm môi trường, đề nghị BQL Khu Kinh tế Đông Nam giữ vai trò đầu mối để Nhà máy Xi măng Tân Thắng và Nhà máy Xi măng Hoàng Mai 2 xây dựng băng tải kết nối để vận chuyển vật liệu và sản phẩm về cảng Đông Hồi.

Tin mới