Nghệ An tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vừng, nâng cao giá trị

Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lãnh đạo thực hiện tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh các cơ chế, chính sách, sơ, tổng kết… nhiều chủ trương lớn liên quan đến ngành, cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp – PTNT và hướng dẫn, triển khai sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, diêm nghiệp, phát triển nông thôn.

HIỆM kỳ qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 5 năm (2015 – 2019) đạt 4,73%; Cơ cấu kinh tế nội ngành có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng. Sản xuất nông nghiệp chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, tăng nhanh giá trị trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu…

Sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) đã tạo giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân đạt 2,9% năm. Ngành đã tiến hành rà soát cơ cấu các loại cây trồng chủ lực và xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế của từng vùng, miền, địa phương và nhu cầu thị trường. Hướng dẫn, khuyến khích các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị ha.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chính phủ tặng Cờ thi đua vì thành tích xuất sắc năm 2018.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chính phủ tặng Cờ thi đua vì thành tích xuất sắc năm 2018.

Các dự án trọng điểm về phát triển một số loại cây trồng chính được triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được hình thành và phát triển, tạo ra khối lượng hàng hóa làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tỷ trọng trồng trọt trong nông nghiệp thuần năm 2019 đạt 48,09%, dự kiến đến cuối năm 2020 đạt khoảng 47,95%, đạt mục tiêu kế hoạch phát triển ngành. Năng suất, sản lượng và giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích tăng nhanh; sản lượng lương thực cây có hạt bình quân giai đoạn 2016 – 2020 ước đạt trên 1,2 triệu tấn (mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII trên 1,1 triệu tấn); trong đó lúa chất lượng cao chiếm 45-50%.

Tốc độ tăng GTSX ngành chăn nuôi dự kiến cả giai đoạn 2015 – 2020 đạt 4,16%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch phát triển ngành; Chăn nuôi bò sữa tiếp tục phát triển nhanh, nổi bật là 2 dự án lớn về chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm như: Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH và Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam (Vinamilk). Chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cùng lãnh đạo tỉnh, Sở NN&PTNT thăm cánh đồng lúa năng suất cao và các mô hình làm kinh tế giỏi.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cùng lãnh đạo tỉnh, Sở NN&PTNT thăm cánh đồng lúa năng suất cao và các mô hình làm kinh tế giỏi.

Ngành Lâm nghiệp tốc độ tăng GTSX đạt 3,34%. Thời gian qua đã thực hiện công tác kiểm kê rừng, làm cơ sở hoạch định chiến lược phát triển của ngành Lâm nghiệp, Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Triển khai các quy hoạch trong lĩnh vực lâm nghiệp như: Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gỗ tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030; quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh cho các nhà đầu tư; xây dựng đề án Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về lĩnh vực lâm nghiệp tỉnh Nghệ An. Đến nay, toàn tỉnh có 965.056,87 ha diện tích đất có rừng, trong đó diện tích có rừng tự nhiên là 784.339,69 ha, diện tích có rừng trồng là 180.717,18 ha, độ che phủ rừng đạt 58,5%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội đề ra.

Tốc độ tăng GTSX ngành thủy sản dự kiến cả giai đoạn 2015 – 2020 đạt 9,5-10%/năm. Cùng với đó, công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, nước sạch & vệ sinh MTNT, quản lý chất lượng, ATVSTP thực hiện tốt.

Trang trại chăn nuôi bò sữa TH ở Nghĩa Đàn.
Trang trại chăn nuôi bò sữa TH ở Nghĩa Đàn.

Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao, trong đó kinh tế tập thể, liên kết sản xuất, đã có bước phát triển đáng kể. Đến cuối năm 2019, có 562 HTX và sau gần 1 năm thực hiện Chương trình OCOP, đã có 48 sản phẩm đạt từ 3 đến 4 sao; Tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…

Về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới: Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 265/431 xã được UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 61,48% và 4 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM. Trong đó, năm 2019 có thêm 47 xã và 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Dự kiến kế hoạch đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 301/431 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 69,83 %) và có thêm 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới.

Làm đường nông thôn mới ở huyện Quế Phong.
Làm đường nông thôn mới ở huyện Quế Phong.

Đồng chí Nguyễn Văn Lập – Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ đã tập trung, nỗ lực cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng tham mưu quản lý nhà nước, tổ chức chỉ đạo sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, nhất là tham mưu về cơ chế chính sách, xây dựng các dự án thu hút đầu tư, sắp xếp chuyển đổi tổ chức bộ máy và chuyển dịch cơ cấu ngành, hỗ trợ đổi mới phát triển doanh nghiệp. Tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách về nông nghiệp và PTNT kịp thời, được đánh giá hiệu quả cao trong thực tiễn. Thực hiện tốt việc triển khai ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo công nghệ cao, công nghệ sạch trong các lĩnh vực nông lâm, thủy sản và cây, con đặc chủng, tạo ra thế mạnh và hiệu quả cao trong kinh tế của tỉnh.

Đảng ủy đã lãnh đạo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, trong đó tập trung: nâng cao chất lượng tham mưu, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa”. Kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, luân chuyển, bố trí cán bộ hợp lý. Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức… Lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ, chăm lo đời sống đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và thực hiện tốt  nhiệm vụ quốc phòng, an toàn cơ quan;  công tác an sinh xã hội, hoạt động từ thiện…

Kiểm tra công tác bảo vệ phát triển rừng; Thu hoạch chè bằng máy ở Thanh Chương; Khai thác hải sản ở Quỳnh Lưu; Người dân vùng cao phát triển chăn nuôi.
Kiểm tra công tác bảo vệ phát triển rừng; Thu hoạch chè bằng máy ở Thanh Chương; Khai thác hải sản ở Quỳnh Lưu; Người dân vùng cao phát triển chăn nuôi.

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo các đảng ủy, chi bộ trực thuộc; lãnh đạo cán bộ, đảng viên phát huy được thuận lợi, khắc phục các khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Ngành Nông nghiệp và PTNT đã có bước phát triển mới, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đảng bộ và tập thể lãnh đạo Sở, cũng như các cấp ủy, cơ quan, đơn vị trực thuộc không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo nhằm xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh; Sinh hoạt cấp ủy, chi bộ được nâng lên, có nhiều đổi mới trong nội dung, hình thức. Kiện toàn kịp thời tổ chức bộ máy, tổ chức đảng theo đúng quy định. Giữ vững đoàn kết trong Đảng; cán bộ, đảng viên không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong nhiệm kỳ qua, nhiều tập thể và cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương, Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh… tặng Bằng khen, Giấy khen về thành tích đã đạt được, nhằm ghi nhận sự đóng góp tích cực của tập thể, cá nhân trong Đảng bộ. Vị thế của Đảng ủy Sở ngày càng được khẳng định, hoạt động của Đảng bộ ngày một nền nếp, trong nhiệm kỳ, hàng năm Đảng bộ Sở được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó năm 2016 được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nhà máy nước sạch ở Diễn Châu.
Nhà máy nước sạch ở Diễn Châu.

Nhiệm kỳ 2020 – 2025, hoạt động của Đảng bộ Sở Nông nghiệp & PTNT diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen, đây là giai đoạn cao điểm thực hiện việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18, 19 của BCH Trung ương 6 (khóa XII)…, bên cạnh đó biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ và dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường…

Vì vậy, Đảng bộ tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các các tổ chức đảng; nâng cao chất lượng đảng viên gắn với chất lượng công chức, viên chức. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhất là việc nâng cao chất lượng tham mưu các cơ chế, chính sách; thực hiện tốt chương trình cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với  xây dựng nông thôn mới; phát triển nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, hiện đại, bền vững, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn sản xuất với chế biến và thị trường; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy ở cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc theo tinh thần Kế hoạch 111/KH-TU, Đề án 09 ĐA/TU của Tỉnh ủy. Tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Một góc xã nông thôn mới Vĩnh Thành (Yên Thành).
Một góc xã nông thôn mới Vĩnh Thành (Yên Thành).