Nghệ An: Thiếu minh bạch và còn nạn 'cò' trong đấu giá đất

(Baonghean.vn) - Qua giám sát công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Nghệ An, Ban Pháp chế HĐND tỉnh ghi nhận bên cạnh các kết quả đạt được, việc đấu giá quyền sử dụng đất chưa thực sự được minh bạch, thiếu công bằng.
s
Chiều 14/10, Ban Pháp chế HĐND tỉnh có cuộc giám sát công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Nghệ An theo chương trình giám sát năm 2019. Ảnh: Mai Hoa
Chênh lệnh giá đấu giá trúng vượt cao giá khởi điểm 
Tại cuộc làm việc, thành viên đoàn giám sát nêu thực tiễn: Nhiều thửa đất trúng đấu giá vượt quá cao so với giá khởi điểm được xác định trước đó. Điều này đặt ra vấn đề, việc xây dựng giá khởi điểm chưa sát với thị trường, tạo ra “mảnh đất màu mỡ” cho các đối tượng “cò” đấu giá.


Theo ông Nguyễn Ngọc Minh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Nghệ An, việc xây dựng giá khởi điểm do UBND cấp huyện phê duyệt hàng năm, đơn vị đấu giá không được tham gia.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đấu giá, có những vùng hoặc lô đất đưa ra đấu giá có nhu cầu lớn, nhiều hồ sơ đăng ký và thuộc khu vực đất có giá trị cao. Để giải quyết vấn đề này, đơn vị đấu giá tiến hành thảo luận, trao đổi với chủ tài sản để tăng bước giá qua các vòng và có những thửa tăng lên 70 – 100% so với giá khởi điểm.

Ông
Ông Nguyễn Ngọc Minh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Nghệ An thừa nhận, tình trạng “cò đấu giá” vẫn còn công khai hoạt động. Ảnh: Mai Hoa

Cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị đấu giá

Liên quan đến tình trạng “cò” trong đấu giá đất mà cử tri và nhân dân bức xúc, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Nghệ An thừa nhận tình trạng này vẫn hoạt động công khai với cách thức thương lượng, thông đồng hoặc đe dọa, ngăn chặn khách hàng thực sự có nhu cầu. Thực tế này gây ảnh hưởng đến kết quả đấu giá, gây thất thoát nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi người tham gia đấu giá.

Để khắc phục tình trạng này, việc thay đổi hình thức đấu giá từ trực tiếp sang gián tiếp được trung tâm áp dụng từ đầu năm 2019. Ông Nguyễn Ngọc Minh kiến nghị tỉnh cần quy định, tạo sự thống nhất về hình thức đấu giá gián tiếp trên địa bàn tỉnh. 

Người dân tìm hiểu quy hoạch vùng đất được đấu giá tại xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Mai Hoa
Người dân tìm hiểu quy hoạch vùng đất được đấu giá tại xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Mai Hoa

Đấu giá bằng hình thức gián tiếp sẽ giảm tình trạng “cò đấu giá”; hạn chế tình trạng mất an ninh trật tự trong các cuộc đấu giá; đảm bảo quyền và lợi cho người có nhu cầu, tránh thất thoát, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Xây dựng hạ tầng phân lô đất tại xã Diễn Phúc. Ảnh tư liệu Mai Giang
Xây dựng hạ tầng phân lô đất tại xã Diễn Phúc. Ảnh tư liệu Mai Giang
Thông qua giám sát, Ban Pháp chế HĐND tỉnh ghi nhận những nỗ lực của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Nghệ An và các đơn vị liên quan. Tuy nhiên, phía Trung tâm cũng khẳng định trong quá trình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất ở một địa phương đang lựa chọn theo cảm tính hoặc theo mối quan hệ cá nhân.
Kết quả năm 2018, trung tâm đấu giá thành công 87 hợp đồng, tỷ lệ chênh lệch vượt giá khởi điểm 18%. Năm 2019, trung tâm đấu giá thành công 84 hợp đồng, tỷ lệ chênh lệch so với giá khởi điểm 28%. 28 hợp đồng được thực hiện đấu giá theo hình thức gián tiếp, tỷ lệ chênh lệch so với giá khởi điểm là 33,8%.

Tại cuộc làm việc, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề xuất trung tâm quan tâm tham mưu cho Sở Tư pháp, nâng cao quản lý nhà nước về đấu giá, nhất là hình thức đấu giá; đề xuất các biện pháp hạn chế các tiêu cực trong đấu giá đất, đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo quyền lợi cho người thực sự có nhu cầu mua đất để ở...

Tin mới