Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 7/5

(Baonghean.vn) - Hôm nay, ngày 7/5 - tròn 68 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của cả dân tộc Việt Nam. Đây cũng là nội dung trọng tâm được đăng tải trang trọng trên baonghean.vn.

* Trong bài viết: “Bác Hồ với Chiến thắng Điện Biên Phủ” tác giả Nguyễn Văn Toàn viết: Nói về tầm vóc của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng của nhân dân cả nước ta, chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới...".

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu: TTXVN
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu: TTXVN

* Góp phần vào chiến thắng vang dội của quân và dân Việt Nam, có những người lính xứ Nghệ anh dũng quả cảm. Nhân kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2022), Báo Nghệ An đã có cuộc trò chuyện với 2 nhân chứng sống, những người đã đi qua nhiều cuộc chiến đấu oanh liệt để bảo vệ đất nước, góp phần giành độc lập hòa bình cho dân tộc. Đó là cựu chiến binh, Trung tá Trần Xuân Kình và cựu chiến binh, Trung tá Hà Ngọc Khánh…

Cựu chiến binh Trần Xuân Kình đang kể lại những ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các đồng đội cũ. Ảnh: MH
Cựu chiến binh Trần Xuân Kình đang kể lại những ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các đồng đội cũ. Ảnh: MH

* Cũng trong dòng ký ức đầy kiêu hãnh, tự hào với Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, cụ Phạm Văn Thành năm nay 100 tuổi, cựu chiến binh chống Pháp ở xã Võ Liệt (Thanh Chương) vẫn không quên được những ngày “ăn cơm vắt, đánh giặc Tây”…

Đầu Xuân Nhâm Dần 2022, cụ Thành được Chủ tịch nước tặng thiệp chúc thọ 100 tuổi. Ảnh: Huy Thư
Đầu Xuân Nhâm Dần 2022, cụ Thành được Chủ tịch nước tặng thiệp chúc thọ 100 tuổi. Ảnh: Huy Thư

* Sáng 7/5, tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh đoàn Nghệ An phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Nghệ An tổ chức Lễ ra quân phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022.

Sau lễ ra quân, gần 400 đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã ra quân phát dọn đường băng cản lửa, thu dọn thực bì tại khu vực rừng xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, phấn đấu phát quang, dọn sạch gần 4km đường băng cản lửa tại khu vực rừng này.

Tỉnh đoàn Nghệ An và Chi cục Kiểm lâm tặng quà cho các đội xung kích sẵn sàng phòng cháy, chữa cháy rừng. Ảnh: Quang An
Tỉnh đoàn Nghệ An và Chi cục Kiểm lâm tặng quà cho các đội xung kích sẵn sàng phòng cháy, chữa cháy rừng. Ảnh: Quang An

* Phố đi bộ TP.Vinh chính thức vận hành từ ngày 8/4, đến nay, sau 1 tháng đi vào hoạt động, các hoạt động sôi nổi tại phố đi bộ đã trở thành "món ăn" tinh thần của người dân và du khách mỗi khi trở về Nghệ An trong dịp cuối tuần. Mặc dù vậy, quá trình vận hành thử nghiệm phố đi bộ cũng đã xảy ra một số bất cập cần chính quyền thành phố và BQL phố đi bộ hoàn thiện. Một trong những giải pháp tạo thuận lợi cho người dân sinh sống trong khu vực phố đi bộ là phát thẻ cho phép phương tiện ra vào đối với các hộ dân.

Vào các tối diễn ra phố đi bộ, lực lượng chức năng sẽ phân luồng giao thông, cấm xe cộ ra vào, trừ các hộ dân sống trong phố đi bộ được ra vào bằng thẻ. Ảnh: Quang An
Vào các tối diễn ra phố đi bộ, lực lượng chức năng sẽ phân luồng giao thông, cấm xe cộ ra vào, trừ các hộ dân sống trong phố đi bộ được ra vào bằng thẻ. Ảnh: Quang An

* Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, đã có hơn 110 ngôi nhà ở xã Châu Hồng (Quỳ Hợp) bị rạn nứt, 279 giếng nước bị cạn trơ đáy một cách bất thường. Người dân cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do khai thác khoáng sản làm cạn kiệt mạch nước ngầm.

Một người dân đang cố khơi giếng tìm nước nhưng bất lực. Ảnh: T.H
Một người dân đang cố khơi giếng tìm nước nhưng bất lực. Ảnh: T.H

* Cũng liên quan đến mạch nước ngầm, tại xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, mó nước tự nhiên phục vụ 100 hộ dân ở xóm Vạn Long mùa này trở nên cạn kiệt.  Hiện tại, lãnh đạo địa phương đang tìm mọi giải pháp để đảm bảo sinh hoạt cho bà con.

Tổ công tác UBND huyện và xã Giai Xuân kiểm tra nguồn nước sinh hoạt tại mó Tiên. Ảnh: Trọng Hùng
Tổ công tác UBND huyện và xã Giai Xuân kiểm tra nguồn nước sinh hoạt tại mó Tiên. Ảnh: Trọng Hùng

* Vẫn là chuyện nước, nhưng là thác nước. Những ngày này nếu du khách đến với xã biên giới Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Mưa - dòng thác được ví như dải lụa trắng giữa núi rừng.

Đổ xuống từ độ cao khoảng 30m, con thác khá lớn, trông như dải lụa trắng vắt giữa rừng xanh, làm nên vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng biên giới. Ảnh: Đình Tuyên
Đổ xuống từ độ cao khoảng 30m, con thác khá lớn, trông như dải lụa trắng vắt giữa rừng xanh, làm nên vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng biên giới. Ảnh: Đình Tuyên

Tin mới