Nghệ An: Tiếp diễn nạn đốt gỗ lấy than trái phép

(Baonghean.vn) - Dù chính quyền địa phương đã vào cuộc xử lí các lò đốt than trái phép nhưng tình trạng người dân đốt gỗ lấy than trái phép ở huyện Quỳ Châu vẫn tiếp tục tái diễn, nhiều lò đốt than ngang nhiên hoạt động.

Trên địa bàn xã Châu Bình hiện nay có hàng chục bãi đốt than đang tồn tại, mỗi bãi có hàng chục lò đốt than.
Trên địa bàn xã Châu Bình hiện nay có hàng chục bãi đốt than đang tồn tại, mỗi bãi có hàng chục lò đốt than.
Bãi than ở xóm Quỳnh 2 có hàng chục lò than “hun khói”, tại đây, gỗ đang được tập kết với khối lượng rất lớn.
Bãi than ở xóm Quỳnh 2 (Châu Bình) có hàng chục lò than, tại đây, gỗ đang được tập kết với khối lượng rất lớn.
Đa phần những người làm ở các bãi than
Đa phần những người làm ở các bãi than "thổ phỉ" này là phụ nữ.
Những người phụ nữ mải miết làm việc. Nhiều lần phóng viên Báo Nghệ An đã liên hệ với anh Lê Thanh Hà, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra, tuy nhiên không thể gặp được vì lý do “bận”.
 
Thỉ thoảng mới gặp một vài lao động là đàn ông, họ có nhiệm vụ cắt những cây củi, cây gỗ thành từng khúc để dễ dàng xếp  vào các lò than thổ phỉ.
Thỉ thoảng mới gặp một vài lao động là đàn ông, họ có nhiệm vụ cắt gỗ thành từng khúc để dễ dàng xếp vào các lò than thổ phỉ.
Trước khi UBND huyện Quỳ Châu, tại xã Châu Bình có 2 loại lò than. Loại lò than cỡ lớn, được xây cẩn thận (lò bán công nghiệp); và lò than thô sơ, dễ làm (than “thổ phỉ”)
Trước đây ở Châu Bình tồn tại 2 kiểu om đốt than: đốt than bán công nghiệp và đốt thổ phỉ.
Trước đó, trên địa bàn xã Châu Bình có 54 lò đốt than bán công nghiệp. Đến nay, các lò than này đã được phá bỏ.
Sau Báo Nghệ An phản ánh, huyện đã lập đoàn kiểm tra liên ngành xử lý, xóa bỏ các điểm đốt than trái phép. Đã có 54 lò đốt than bán công nghiệp ở Châu Bình được phá bỏ.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông Lương Văn Đại, Chủ tịch UBND xã Châu Bình cho hay, do còn nhiều lò than đang nung dở, không thể phá bỏ nên các chủ lò than hứa đến ngày 28/4 sẽ tự bỏ các lò than của mình, tuy nhiên đến thời điểm này mới chỉ các lò than bán công nghiệp chấp hành điều đó, còn các lò than “thổ phỉ” vẫn ngang nhiên đốt than. Trên tuyến quốc lộ 48, chúng tôi vẫn bắt gặp những chiếc xe tải chở củi đến các lò than để đốt.
Ông Lương Văn Đại - Chủ tịch UBND xã Châu Bình cho hay, do còn nhiều lò than đang nung dở, không thể phá bỏ nên các chủ lò than hứa đến ngày 28/4 sẽ tự phá dỡ, tuy nhiên đến thời điểm này mới chỉ các lò than bán công nghiệp chấp hành, còn các lò than “thổ phỉ” vẫn ngang nhiên hoạt động. 
Bên cạnh những chiếc lò than bán công nghiệp mới vừa được phá bỏ, chúng tôi vẫn thấy các lò than “thổ phỉ” đang hun khói.
Một lò than “thổ phỉ” đang hun khói.
Việc đốt than vừa gây hại đến việc phá rừng, vừa gây ô nhiễm môi trường. Biện minh cho việc không phá rừng, một số người trong lò than nói rằng họ không dùng củi từ rừng mà chỉ đốt các cây keo, cây trong vườn keo nhà mình. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, tại các lò than có nhiều khúc gỗ lớn được giấu khá sơ sài ở dưới những khúc gỗ nhỏ.
Việc đốt than trực tiếp liên quan đến công tác quản lý rừng đầu nguồn và gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù các lò đốt than cho rằng dùng các loại gỗ tạp, cây keo để nung than, tuy nhiên qua thực tế có nhiều loại gỗ khác. 
Than đang được những người phụ nữ ở bãi than thuộc xóm Quỳnh 2 đóng vào các bì, mỗi bì than được bán với giá 45 đến 50 ngàn đồng.
Than đang được những người phụ nữ ở bãi than thuộc xóm Quỳnh 2 đóng vào các bì, mỗi bì than được bán với giá 45 đến 50 ngàn đồng.
Hàng trăm bì than đã được đóng gói, che chắn cẩn thận chờ ngày bán.
Hàng trăm bì than đã được đóng gói, che chắn cẩn thận chờ xuất bán.
Câu hỏi đặt ra cho công chúng bạn đọc bây giờ là: đến bao giờ các cơ quan chức năng mới ngăn chặn được tình trạng đốt than gây nhiều hậu quả như hiện nay.
Thực tế đặt ra là làm thế nào vừa đảm bảo sinh kế cho các hộ dân, vừa siết chặt công tác quản lý lâm sản, quy hoạch rừng đầu nguồn. Ở đây có trách nhiệm lớn của chính quyền địa phương và các ngành liên quan

Hồ Phương 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới