Nghệ An: Xuất hiện 'sâu keo mùa thu' phá hại nghiêm trọng cây ngô, chưa có thuốc trừ

(Baonghean.vn) - Trên nhiều diện tích ngô của huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã xuất hiện một loại sâu mới, được tạm gọi là “sâu keo mùa thu” rất nguy hiểm đến cây trồng và hiện chưa có loại thuốc trừ sâu đặc hiệu đối với loại sâu này.
Cây ngô bị loại
Cây ngô bị loại "sâu keo mùa thu" cắn phá. Ảnh: Đình Hà

Vụ hè thu năm nay chị Nguyễn Thị Hoa ở Xóm 2, xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương trồng 5 sào ngô và dù nắng hạn nhưng vẫn phát triển tốt; tuy nhiên, gần đây xuất hiện 1 loại sâu mới, phá hại ngô rất nghiêm trọng và rất khó phòng trừ. Chị Nguyễn Thị Hoa cho biết, “tôi đã phun 3 lần thuốc trừ sâu mà sâu vẫn không chết".

-	Sâu keo mùa thu rất dễ nhận dạng vì  đầu có màu cam, nâu hoặc đen và có hình dáng chữ y ngược, có các chấm nhỏ được sắp xếp hình thang ở hầu hết các đốt lưng, các chấm ở đốt cuối thứ 2 từ đuôi được sắp xếp theo hình vuông.Sâu keo mùa thu đầu có màu cam, nâu hoặc đen và có hình dáng như chữ "y" ngược, có các chấm nhỏ được sắp xếp hình thang ở hầu hết các đốt lưng, các chấm ở đốt cuối thứ 2 từ đuôi được sắp xếp theo hình vuông. Ảnh: Đình Hà

Ruộng ngô của chị Hoa là một trong rất nhiều diện tích ngô trên địa bàn xã Thanh Dương nói riêng và huyện Thanh Chương nói chung bị loài "sâu keo mùa thu" này phá hại.

Theo Ông Nguyễn Tiến Đức - Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, toàn tỉnh hiện đã trồng được trên 3.000 ha ngô hè thu nhưng tất cả đều nhiễm loại sâu mới lạ này (tạm gọi là "sâu keo mùa thu"), trong đó có 700 ha bị nhiễm rất nặng.

Đặt bẫy chua ngọt dụ bướm để phòng
Đặt bẫy chua ngọt dụ bướm để phòng "sâu keo mùa thu". Ảnh: Đình Hà

"Sâu keo mùa thu" không chỉ ở Thanh Chương mà đã xuất hiện khắp toàn tỉnh. Trong lúc chờ đợi loại thuốc rẻ tiền hiệu quả hơn, bà con cần thăm đồng thường xuyên bắt bướm, diệt sâu để bảo vệ cây trồng của mình.

Ông Nguyễn Tiến Đức - Trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV

Để tìm được loại thuốc đặc hiệu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang tiến hành đặt bẫy để bắt bướm, vừa hạn chế bướm đẻ trứng ra môi trường, vừa nghiên cứu đặc điểm sinh học của "sâu keo mùa thu". Cùng đó khuyến cáo bà con khi phun thuốc trừ sâu, nên úp chụp nguồn thuốc thẳng vào đọt ngô theo hướng từ trên xuống mới hiệu quả (do đặc điểm của loài sâu này là khu trú trong đọt ngô).

Nhiều diện tích ngô hè thu ở huyện Thanh Chương và các địa phương khác trên địa bàn Nghệ An đang bị loại
Nhiều diện tích ngô hè thu ở huyện Thanh Chương và các địa phương khác trên địa bàn Nghệ An đang bị loại "sâu keo mùa thu" phá hại. Ảnh: Đình Hà
"Sâu keo mùa thu" là một loại côn trùng có nguồn gốc từ châu Phi, gây hại trong nông nghiệp trên toàn cầu, gây hại trên các cây trồng như ngô, khoai mì, mía, khoai tây… Loài sâu này chỉ phát triển ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Nó được phát hiện tại Nghệ An vào tháng 3/2019 và đã gây hại trên nhiều diện tích ngô trong toàn tỉnh. Loài sâu có đặc điểm nhận dạng như đầu có màu cam, nâu hoặc đen và có hình dáng chữ y ngược, có các chấm nhỏ được sắp xếp hình thang ở hầu hết các đốt lưng, các chấm ở đốt cuối thứ 2 từ đuôi được sắp xếp theo hình vuông, nó phá hoại trên hầu hết các phần của cây ngô như lá, nõn, trái… Do có vòng đời ngắn, phát triển nhanh nên có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho ruộng ngô. Nguy hiểm nhất là loại sâu này đang kháng tất cả các loại thuốc trừ sâu thông thường.
 

Tin mới