Nghệ An: Yêu cầu kiểm điểm cá nhân, tổ chức liên quan đến 35 dự án đầu tư công chậm giải ngân

(Baonghean.vn) - Toàn tỉnh hiện có 35 dự án chưa giải ngân hết kế hoạch đầu tư công năm 2021 (từ 300 triệu đồng trở lên), trong đó có 6 dự án nguồn ngân sách Trung ương, 9 dự án nguồn vốn nước ngoài và 25 dự án nguồn ngân sách địa phương.

UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 896/UBND-KT về việc kiểm điểm, xử lý các trường hợp giải ngân chậm kế hoạch đầu tư công năm 2021.

Theo đó, để triển khai thực hiện Công văn số 848/BKHĐT-TH ngày 11/02/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đánh giá kế hoạch đầu tư công năm 2021 và báo cáo kết quả kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp giải ngân chậm do nguyên nhân chủ quan, chưa nỗ lực cố gắng...

Thi công đại lộ Vinh - Cửa Lò. Ảnh: Q.A
Thi công Đại lộ Vinh - Cửa Lò. Ảnh: Q.A

Tìm hiểu được biết, hiện nay nhiều đơn vị đang tập trung cao độ cho công tác giải ngân. 

Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Nghệ An, dự án đường ven biển đoạn từ Nghi Sơn Thanh Hóa đến Cửa Lò Nghệ An (Km7-Km 76), nguyên nhân chưa giải ngân hết vốn Trung ương  (450 tỷ đồng) là do mới được giao kế hoạch đầu tư công vào tháng 9/2021.
Sau khi dự án được giao vốn thì các cơ quan có thẩm quyền mới phê duyệt các thủ tục liên quan, trên cơ sở đó chủ đầu tư mới thực hiện được các bước tiếp theo như tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế bản vẽ thi công, lập kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây lắp... thời gian thực hiện các bước nêu trên mất khoảng 4-5 tháng. Chủ đầu tư đang quyết liệt giải quyết các thủ tục trong thời gian rút ngắn hơn quy định (165/395 ngày) nhưng vẫn không kịp tiến độ. 

Dự án đường giao thông trục chính dọc trung tâm thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tổng mức đầu tư 135.106 triệu đồng. Đã giải ngân năm 2021: 18,530 tỷ đồng/18,998 tỷ đồng KHV, đạt tỷ lệ 98%. Số vốn còn lại chưa giải ngân: 468 triệu đồng.

Về khách quan, dự án triển khai gặp khó khăn về công tác GPMB liên quan toàn bà con giáo dân, dự án có ảnh hưởng đến 19 lô đất ở nhưng không được phê duyệt tái định cư nên đến nay công tác GPMB vẫn chưa hoàn thành. Mặt khác, trong quá trình thi công, thời tiết mưa nhiều không thuận lợi, dịch bệnh kéo dài nên tiến độ chậm. Huyện đã có văn bản xin chủ trương tái định cư cho các hộ dân có đất ở bị ảnh hưởng bởi dự án nhưng chưa được chấp thuận.

Về chủ quan, Lãnh đạo ban quản lý dự án, cán bộ kỹ thuật trực tiếp quản lý mặc dù đã tập trung nhưng chưa quyết liệt đôn đốc nhà thầu, chưa có các giải pháp tham mưu kịp thời xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thi công dự án.

Khu xử lý rác thải Nghi Yên (Nghi Lộc). Ảnh tư liệu Tiến Hùng
Khu xử lý rác thải Nghi Yên (Nghi Lộc). Ảnh tư liệu Tiến Hùng

Đối với dự án tái định cư các hộ dân sống gần Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, ông Lê Văn Đức -Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nghi Lộc cho biết: Dự án có một số hạng mục không thể thi công, cụ thể: Hạng mục hệ thống chờ cấp nước sạch và trong mỗi lô đất được bố trí 1 giếng khoan sâu từ 20-30m với đơn giá là 6.092.625 đồng/giếng, tuy nhiên, theo thực tế khu vực này phải khoan ở độ sâu 70m - 90m mới có nước với mức kinh phí đã thực hiện hỗ trợ cho các hộ dân khi triển khi đường D4 gần khu vực dự án là 28 triệu đồng/1 giếng. Mặt khác, khi các hộ dân chưa vào ở thì không thể xác định được vị trí để khoan giếng, vấn đề này UBND huyện đã có văn bản xin chuyển kinh phí khoan giếng sang hỗ trợ bằng tiền mặt nhưng không được chấp thuận.

Trước tình hình trên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Ban Quản lý dự án; các chủ đầu tư của các dự án chưa giải ngân hết chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao (dự án có số vốn chưa giải ngân trên 300 triệu đồng) báo cáo làm rõ nguyên nhân, lý do khách quan, chủ quan không giải ngân hết kế hoạch vốn được giao; tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc chậm giải ngân vốn các dự án.

1
2
3
 
4

Tin mới