Nghệ thuật điêu khắc độc đáo của nhà thờ họ hàng trăm năm tuổi

(Baonghean.vn) - Nhà thờ họ Nguyễn Như ở xã Đại Đồng (Thanh Chương) không chỉ là di tích lịch sử, nơi thờ tự linh thiêng, mà còn là một công trình nghệ thuật điêu khắc độc đáo.
Nhà thờ họ Nguyễn Như ở làng Đại Định, xã Đại Đồng khởi dựng từ thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX được con cháu xây dựng lại với 2 tòa bái đường và hậu cung. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhà thờ vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Hiện bên trái nhà thờ còn có nhà tưởng niệm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Sửu và liệt sĩ Nguyễn Như Dần. Ảnh: Huy Thư
Nhà thờ họ Nguyễn Như ở làng Đại Định, xã Đại Đồng khởi dựng từ thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX được con cháu xây dựng lại với 2 tòa bái đường và hậu cung. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhà thờ vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Hiện bên trái nhà thờ còn có nhà tưởng niệm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Sửu và liệt sĩ Nguyễn Như Dần. Ảnh: Huy Thư
Điều đặc biệt là cả tòa bái đường và hậu cung, trên khung gỗ đều được điêu khắc, chạm trổ tinh xảo. Nhà bái đường có 3 gian làm từ gỗ lim, dổi, thiết kế theo kiểu "giá chiêng kẻ chuyền". Các kết cấu gỗ tương đối lớn được chuốt vỏ măng và chạm trổ, trang trí hoa văn đặc sắc. Ảnh: Huy Thư
Điều đặc biệt là cả tòa bái đường và hậu cung, trên khung gỗ đều được điêu khắc, chạm trổ tinh xảo. Nhà bái đường có 3 gian làm từ gỗ lim, dổi, thiết kế theo kiểu "giá chiêng kẻ chuyền". Các kết cấu gỗ tương đối lớn được chuốt vỏ măng và chạm trổ, trang trí hoa văn đặc sắc. Ảnh: Huy Thư
So với các nhà thờ họ khác trong tỉnh, nghệ thuật điêu khắc thể hiện trên khung gỗ nhà thờ họ Nguyễn Như tương đối đậm nét cả về mật độ, đề tài, ý tưởng. Ảnh: Huy Thư
So với các nhà thờ họ khác trong tỉnh, nghệ thuật điêu khắc thể hiện trên khung gỗ nhà thờ họ Nguyễn Như tương đối đậm nét cả về mật độ, đề tài, ý tưởng. Ảnh: Huy Thư
Trên những đòn kê, các điểm tiếp giáp các cấu kiện đều được điêu khắc chạm trổ hình hoa lá, hoa sen một cách sinh động. Ảnh: Huy Thư
Trên những đòn kê, các điểm tiếp giáp các cấu kiện đều được điêu khắc chạm trổ hình hoa lá, hoa sen một cách sinh động. Ảnh: Huy Thư
Nhà bái đường chỉ xây tường hai đầu, trước và sau để trống có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc trên các vì nhà một cách dễ dàng. Những đề tài "tứ linh, tứ quý" thể hiện trên khung gỗ nhà bái đường khá sinh động, uyển chuyển. Ảnh: Huy Thư
Nhà bái đường chỉ xây tường hai đầu, trước và sau để trống có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc trên các vì nhà một cách dễ dàng. Những đề tài "tứ linh, tứ quý" thể hiện trên khung gỗ nhà bái đường khá sinh động, uyển chuyển. Ảnh: Huy Thư
Trên xà ngang trang trí cách điệu hình tượng chim phượng đang bay với đôi cánh giang rộng, miệng ngậm nhành cây, chân giữ cuốn thư khá độc đáo. Ảnh: Huy Thư
Trên xà ngang trang trí cách điệu hình tượng chim phượng đang bay với đôi cánh giang rộng, miệng ngậm nhành cây, chân giữ cuốn thư khá độc đáo. Ảnh: Huy Thư
Nhà hậu cung có 3 gian 2 hồi, các vì nhà được thiết kế theo kiểu "thượng cung hạ kẻ", "ván mê kẻ chuyền". Hai vì giữa, câu đầu chạm nổi hổ phù cách điệu theo kiểu thân rồng, mặt hổ, trán dô, mũi lớn, miệng vuông. Riêng vì hồi, thay vì cổ nghé, nghệ nhân đã tạc 2 đầu dư hình rồng cổ dài mắt tròn, miệng há sắc nét. Trên ván mê trang trí hoa văn hình học, hình bát quái được nâng đỡ bởi vân mây, sóng nước. Ảnh: Huy Thư
Nhà hậu cung có 3 gian 2 hồi, các vì nhà được thiết kế theo kiểu "thượng cung hạ kẻ", "ván mê kẻ chuyền". Hai vì giữa, câu đầu chạm nổi hổ phù cách điệu theo kiểu thân rồng, mặt hổ, trán dô, mũi lớn, miệng vuông. Riêng vì hồi, thay vì cổ nghé, nghệ nhân đã tạc 2 đầu dư hình rồng cổ dài mắt tròn, miệng há sắc nét. Trên ván mê trang trí hoa văn hình học, hình bát quái được nâng đỡ bởi vân mây, sóng nước. Ảnh: Huy Thư
Các kẻ hiên nhà hậu cung được chạm lộng, chạm bong kênh một cách tinh xảo. Riêng hai đường kẻ gian giữa được trang trí khá độc đáo. Mặt hổ phù, mặt rồng với lớp lớp cánh hoa. Ảnh: Huy Thư
Các kẻ hiên nhà hậu cung được chạm lộng, chạm bong kênh một cách tinh xảo. Riêng hai đường kẻ gian giữa được trang trí khá độc đáo. Mặt hổ phù, mặt rồng với lớp lớp cánh hoa. Ảnh: Huy Thư
Tại nhà thờ họ Nguyễn Như còn lưu giữ nhiều đồ tế khí cổ kính, phong phú về thể loại, đa dạng về kiểu dáng, như hương án, khám thờ, bát bửu, long ngai, đại tự, đỉnh hương, mộc phả... Ảnh: Huy Thư
Tại nhà thờ họ Nguyễn Như còn lưu giữ nhiều đồ tế khí cổ kính, phong phú về thể loại, đa dạng về kiểu dáng, như hương án, khám thờ, bát bửu, long ngai, đại tự, đỉnh hương, mộc phả... Ảnh: Huy Thư
Nhà thờ họ Nguyễn Như là một công trình kiến trúc cổ kính tồn tại hàng trăm năm gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên và những người có công với dân, với nước. Công trình được đánh giá là có quy mô tương đối lớn, kiến trúc đẹp, trang trí công phu. Trong ảnh: Độc đáo cặp nghê gỗ gánh giá chúc. Ảnh: Huy Thư
Nhà thờ họ Nguyễn Như là một công trình kiến trúc cổ kính tồn tại hàng trăm năm gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên và những người có công với dân, với nước. Công trình được đánh giá là có quy mô tương đối lớn, kiến trúc đẹp, trang trí công phu. Trong ảnh: Độc đáo cặp nghê gỗ gánh giá chúc. Ảnh: Huy Thư
Là một trong những di tích có lịch sử lâu đời nhất của huyện Thanh Chương, nhà thờ họ Nguyễn Như là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương. Nhà thờ đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2011. Trong ảnh: Cặp bia đá cổ trước nhà hậu cung khắc chữ Hán nói về nguồn gốc dòng họ Nguyễn Như. Ảnh: Huy Thư
Là một trong những di tích có lịch sử lâu đời nhất của huyện Thanh Chương, nhà thờ họ Nguyễn Như là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương. Nhà thờ đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2011. Trong ảnh: Cặp bia đá cổ trước nhà hậu cung khắc chữ Hán nói về nguồn gốc dòng họ Nguyễn Như. Ảnh: Huy Thư

Tin mới