Ngôi đền đặc biệt trên đảo Thổ Chu

(Baonghean.vn) - Thổ Chu - đảo lớn nhất trong 8 hòn đảo thuộc quần đảo Thổ Chu thuộc xã Thổ Chu, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được xem là nơi giải phóng muộn nhất trong cả nước. Nơi đây có một ngôi đền đặc biệt, gắn liền với câu chuyện lịch sử bi tráng ở xã biên giới hải đảo này. 
Thổ Chu là đảo lớn nhất trong 8 hòn đảo thuộc quần đảo Thổ Chu thuộc xã Thổ Chu, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch. Ảnh: Thành Cường

Thổ Chu là đảo lớn nhất trong 8 hòn đảo thuộc quần đảo Thổ Chu thuộc xã Thổ Chu, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch. Ảnh: Thành Cường

Ngày 30/4/1975, cả nước đang vui niềm vui hòa bình thì ở một hòn đảo xa xôi phía Tây Nam Tổ quốc, lại chưa thể trọn vui trong ngày đất nước toàn thắng. 27 ngày sau đó, đảo Thổ Chu thuộc Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang mới chính thức được giải phóng. Thổ Chu được xem là nơi giải phóng muộn nhất trong cả nước. Ảnh: Thành Cường

Ngày 30/4/1975, cả nước đang vui niềm vui hòa bình thì ở một hòn đảo xa xôi phía Tây Nam Tổ quốc, lại chưa thể trọn vui trong ngày đất nước toàn thắng. 27 ngày sau đó, đảo Thổ Chu thuộc Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang mới chính thức được giải phóng. Thổ Chu được xem là nơi giải phóng muộn nhất trong cả nước. Ảnh: Thành Cường

Một ngày đầu tháng 5/1975, khi Việt Nam vừa bước vào ngày hòa bình thống nhất đầu tiên, những chiếc tàu chở quân Khmer Đỏ đã ập lên đảo, chiếm đóng Thổ Chu. Quân uỷ Trung ương Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Quân chủng Hải quân và Quân khu 9 huy động lực lượng đánh và giải phóng quần đảo Thổ Chu. Ảnh: Thành Cường

Một ngày đầu tháng 5/1975, khi Việt Nam vừa bước vào ngày hòa bình thống nhất đầu tiên, những chiếc tàu chở quân Khmer Đỏ đã ập lên đảo, chiếm đóng Thổ Chu. Quân uỷ Trung ương Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Quân chủng Hải quân và Quân khu 9 huy động lực lượng đánh và giải phóng quần đảo Thổ Chu. Ảnh: Thành Cường

Để ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ các chiến sĩ quân đội đã hy sinh và hơn 500 người dân vô tội bị quân phản động Khmer Đỏ giết hại, năm 2011, đền Thổ Châu được xây dựng trên đảo Thổ Chu. Ảnh: Thành Cường

Để ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ các chiến sĩ quân đội đã hy sinh và hơn 500 người dân vô tội bị quân phản động Khmer Đỏ giết hại, năm 2011, đền Thổ Châu được xây dựng trên đảo Thổ Chu. Ảnh: Thành Cường

Bên trong ngôi đền được chia làm 3 gian. Gian chính điện thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, gian bên trái thờ linh vị các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh để giải phóng đảo Thổ Chu và gian bên phải thờ linh vị của hơn 500 người dân Thổ Chu bị quân Khmer Đỏ sát hại vào tháng 5/1975. Ảnh: Thành Cường

Bên trong ngôi đền được chia làm 3 gian. Gian chính điện thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, gian bên trái thờ linh vị các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh để giải phóng đảo Thổ Chu và gian bên phải thờ linh vị của hơn 500 người dân Thổ Chu bị quân Khmer Đỏ sát hại vào tháng 5/1975. Ảnh: Thành Cường

Ngày nay, ngôi đền đã trở thành địa điểm sinh hoạt, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ. Hàng năm, có hàng nghìn lượt du khách đến viếng thăm, thắp hương tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh và nạn nhân bị quân phản động Khmer Đỏ giết hại. Ảnh: Thành Cường

Ngày nay, ngôi đền đã trở thành địa điểm sinh hoạt, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ. Hàng năm, có hàng nghìn lượt du khách đến viếng thăm, thắp hương tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh và nạn nhân bị quân phản động Khmer Đỏ giết hại. Ảnh: Thành Cường

Năm 1992, tỉnh Kiên Giang đưa người dân trở lại đảo Thổ Chu sinh sống. Khi khai hoang, lập nghiệp trên hòn đảo, các hộ gia đình được chu cấp lương thực, thực phẩm để sinh sống. Lúc bấy giờ, việc nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản chưa phát triển. Bộ đội đã giúp dân dựng lều lán, nhà cửa, rồi đóng ghe, thuyền để bắt đầu khai thác hải sản trên biển… Đặc biệt, người dân khi bị đau ốm sẽ được cán bộ Trạm quân - dân y kết hợp đóng trên đảo khám, cấp phát thuốc miễn phí. Trường hợp bệnh nặng hơn, sẽ có tàu của Hải quân và Bộ đội Biên phòng chở vào đất liền chữa trị. Ảnh: Thành Cường

Năm 1992, tỉnh Kiên Giang đưa người dân trở lại đảo Thổ Chu sinh sống. Khi khai hoang, lập nghiệp trên hòn đảo, các hộ gia đình được chu cấp lương thực, thực phẩm để sinh sống. Lúc bấy giờ, việc nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản chưa phát triển. Bộ đội đã giúp dân dựng lều lán, nhà cửa, rồi đóng ghe, thuyền để bắt đầu khai thác hải sản trên biển… Đặc biệt, người dân khi bị đau ốm sẽ được cán bộ Trạm quân - dân y kết hợp đóng trên đảo khám, cấp phát thuốc miễn phí. Trường hợp bệnh nặng hơn, sẽ có tàu của Hải quân và Bộ đội Biên phòng chở vào đất liền chữa trị. Ảnh: Thành Cường

Từ vài chục hộ ban đầu, dân cư trên đảo Thổ Chu hiện phát triển lên tới 550 hộ, với hơn 2.210 nhân khẩu. Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư lớn của Nhà nước, nhiều công trình dân sinh quan trọng như trường học các cấp, trạm y tế, bưu điện, trạm thu phát sóng… đã được xây dựng. Ảnh: Thành Cường

Từ vài chục hộ ban đầu, dân cư trên đảo Thổ Chu hiện phát triển lên tới 550 hộ, với hơn 2.210 nhân khẩu. Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư lớn của Nhà nước, nhiều công trình dân sinh quan trọng như trường học các cấp, trạm y tế, bưu điện, trạm thu phát sóng… đã được xây dựng. Ảnh: Thành Cường

Đảo Thổ Chu ngày nay được mệnh danh là “thiên đường nơi vùng biển Tây Nam”, hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng. Thương mại, dịch vụ du lịch nhờ đó cũng ngày một phát triển, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Ảnh: Thành Cường

Đảo Thổ Chu ngày nay được mệnh danh là “thiên đường nơi vùng biển Tây Nam”, hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng. Thương mại, dịch vụ du lịch nhờ đó cũng ngày một phát triển, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Ảnh: Thành Cường

Tin mới