Ngứa hoài không dứt: Cảnh giác với 7 bệnh chết người

Hãy tưởng tượng cảm giác như bị muỗi đốt hoặc kiến ​​cắn trên da; nó có thể rất ngứa và làm cho bạn muốn gãi vùng da đó thật mạnh và thật lâu. Như vậy là chúng ta đã nhận ra rằng ngứa gây khó chịu đến thế nào.

Ngứa là triệu chứng của nhiều bệnh, chứ bản thân nó không phải là một bệnh. Ngứa có nhiều kiểu khác nhau, dựa trên căn nguyên của nó. Một số kiểu ngứa, như do muỗi đốt, chỉ kéo dài trong vài phút, một vài loại khác, như ngứa do dị ứng nặng có thể kéo dài trong nhiều ngày và thậm chí nhiều năm!

Ngứa kéo dài có thể gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Luôn phải gãi cũng có thể gây nên cảm giác mệt mỏi và xấu hổ.

Ngứa hoài không dứt: Cảnh giác với 7 bệnh chết người ảnh 1

Tuy thường là vô hại, song ngứa kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh chết người:

1. Bệnh thận

Thận là một trong những cơ quan sống còn có chức năng lọc các chất độc và chất thải ra khỏi cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng những người bị bệnh thận, dù nặng hay nhẹ, đều bị ngứa da.

Nếu bị bệnh thận mãn tính như suy thận, ngứa có thể rất dữ dội. Người ta nói rằng các chất độc và chất cặn bã mà thận không thể đào thải ra khỏi người sẽ ngấm vào máu và gây ngứa.

2. Rối loạn gan

Giống như thận, gan cũng là một cơ quan thiết yếu khác của cơ thể giúp tiêu hóa và giáng hóa các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu bị ngứa ngáy khắp người mà không có lý do, thì đó có thể là triệu chứng sớm của bệnh gan. Khi mật thừa ứ đọng trong gan, nó bắt đầu axit hóa và ngấm vào máu, gây ngứa nghiêm trọng trên da.

3. Bệnh cột sống

Nếu bạn bị ngứa nghiêm trọng ở vùng lưng và vùng lưng giữa của cơ thể, mà không thấy phát ban, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh cột sống, thường do chấn thương hoặc viêm một số vùng của tủy sống. Khi các dây thần kinh trong và xung quanh tủy sống bị tổn thương hoặc bị viêm, chúng bị "bị chèn ép" khi ngồi và di chuyển, gây cảm giác ngứa ở vùng đó.

4. Bệnh tiêu chảy mỡ (celiac)

Nếu bị ngứa dữ dội, cùng với những nốt đỏ hoặc mụn nước xung quanh đầu gối, khuỷu tay, mông và vùng tóc, thì đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm da dạng herpes (dermatitis herpetiformis), một dạng của bệnh Celiac ảnh hưởng đến da.

Bệnh thường xảy ra khi mọi người ăn thực phẩm giàu gluten mà cơ thể không thể xử lý được do bệnh Celiac. Vì vậy, một chế độ ăn không có gluten và thuốc có thể điều trị rối loạn này, nhưng bệnh có thể mất một thời gian dài để thuyên giảm!

5. U lympho

U lympho là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết của cơ thể. Loại ung thư này thường rất khó điều trị và tỷ lệ tái phát rất cao. Người bệnh thường bị ngứa da khắp người mà không thấy phát ban. Điều này là do cytokine gây ra phản ứng viêm ở các tế bào da, gây ngứa trầm trọng.

6. Bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp có hai loại. Loại thứ nhất được gọi là suy giáp hay nhược giáp, do tuyến giáp hoạt động kém và loại thứ hai được gọi là cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh tuyến giáp là bệnh nội tiết có thể cần điều trị lâu dài. Sự mất cân bằng nội tiết do bệnh tuyến giáp cũng có thể gây ngứa da ở nhiều bệnh nhân.

7. Mãn kinh

Mãn kinh, mặc dù không phải là một bệnh, có thể gây ra những một số tác dụng phụ tiêu cực ở nhiều phụ nữ. Như chúng ta biết, mãn kinh là một hiện tượng tự nhiên xảy ra với mọi phụ nữ, sau tuổi 45, khi các chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt.

Trong thời kỳ mãn kinh, nhiều thay đổi nội tiết xảy ra trong cơ thể. Do những thay đổi này, chất nhờn tự nhiên của cơ thể có thể làm giảm sản xuất, do đó làm cho da khô và ngứa. Liệu pháp nội tiết có thể khắc phục vấn đề này.

Tin mới