Người cao tuổi cần được hưởng tuổi già trong sự tôn trọng và an sinh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) -  Đây là khẳng định của đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương tại Hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII và giới thiệu một số chuyên đề về người cao tuổi năm 2023. 

Sáng 18/3, Hội người Cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và giới thiệu một số chuyên đề về người cao tuổi năm 2023 cho các cán bộ chủ chốt hội người cao tuổi của cả nước.

Quang cảnh điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Lê Thanh

Quang cảnh điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Lê Thanh

Tại hội nghị, các cán bộ chủ chốt của hội người cao tuổi, người cao tuổi tiêu biểu của cả nước đã được nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai giới thiệu những vấn đề liên quan đến người cao tuổi trong nước và thế giới; chính sách, nguồn lực của Đảng và Nhà nước chăm lo, động viên, tạo điều kiện cho người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích.

Theo Hội Người cao tuổi Việt Nam, với nhiều chính sách chăm lo cho người cao tuổi, hằng năm cả nước có 1,1 triệu người cao tuổi được chúc thọ, mừng thọ; 3 triệu người cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; gần 4 triệu người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ; trên 95% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế.

Các đại biểu tham gia tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Các đại biểu tham gia tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Hiện có 2,5 triệu người tham gia sinh hoạt ở 77.000 câu lạc bộ người cao tuổi ở cơ sở. Riêng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau với 170.000 người tham gia được thế giới đánh giá cao và đạt giải Nhất về “Sáng kiến vì một châu Á già hóa khỏe mạnh”.

Việt Nam hiện là một trong các nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ dân số trên 60 tuổi ở Việt Nam năm 2022 là 12% và đến năm 2050 là 28%.

Già hoá dân số nhanh là một trong những thách thức lớn mà Việt Nam phải có những bước chuẩn bị và giải quyết trong thời gian tới. Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã dự báo xu hướng này và những điều kiện cụ thể cần phải chuẩn bị để đáp ứng với thực tại.

Cách thức nhìn nhận về vấn đề già hóa dân số ảnh hưởng rất lớn đến vai trò, vị thế và quyền của người cao tuổi cũng như nguồn lực đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, khóa XIII. Ảnh: Lê Thanh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, khóa XIII. Ảnh: Lê Thanh

Theo đồng chí Trương Thị Mai, cần nhìn nhận người cao tuổi, nhóm dân số già có vai trò, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là chỗ dựa cho các thế hệ trẻ, thay vì nhìn nhận chỉ như các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.

Đồng chí đề nghị Trung ương Hội và hội người cao tuổi các cấp tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”, phát huy thành tích đạt được, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của đất nước, của địa phương; tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quốc hội các chính sách phù hợp chăm lo người cao tuổi, nhất là trong giai đoạn già hóa dân số đang gia tăng rất nhanh hiện nay. Người cao tuổi cần được hưởng tuổi già trong sự tôn trọng và an sinh; được sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Lê Thanh

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Lê Thanh

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong hành động nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi ngày càng tốt hơn.

Hội nghị được nghe đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trực tiếp quán triệt Nghị quyết và thông tin một số nội dung quốc tế và trong nước; quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII với các chuyên đề "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới".

Chuyên đề "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới"; "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; "Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050".

Hội nghị cũng được nghe lãnh đạo Ban nội chính Trung ương giới thiệu một số nội dung cơ bản về cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực./.

Tin mới