Người dân đi chùa cầu an sau thời khắc Giao thừa

(Baonghean.vn) - Sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thành phố Vinh và vùng phụ cận nô nức đến Chùa Cần Linh thắp hương lễ Phật, cầu an.
Chùa Cần Linh (phường Cửa Nam, TP Vinh) là điểm đến quen thuộc của người dân thành phố Vinh và vùng phụ cận sau Giao thừa. Ảnh: G.H

Chùa Cần Linh (phường Cửa Nam, TP Vinh) là điểm đến quen thuộc của người dân thành phố Vinh và vùng phụ cận sau Giao thừa. Ảnh: G.H

Năm nay, đêm Giao thừa thời tiết ấm hơn những ngày trước đó, khô ráo và dịch bệnh cũng đã được đẩy lùi nên người đi lễ chùa đông hơn và tâm thế thoải mái hơn mọi năm. Ảnh: G.H

Năm nay, đêm Giao thừa thời tiết ấm hơn những ngày trước đó, khô ráo và dịch bệnh cũng đã được đẩy lùi nên người đi lễ chùa đông hơn và tâm thế thoải mái hơn mọi năm. Ảnh: G.H

Những cửa hàng bán đồ lễ mở cửa để phục vụ khách. Ảnh: G.H

Những cửa hàng bán đồ lễ mở cửa để phục vụ khách. Ảnh: G.H

Người dân thắp thắp nhang cầu mong cho gia đình, người thân một năm mới nhiều sức khỏe, may mắn và bình an. Ảnh: G.H
Người dân thắp thắp nhang cầu mong cho gia đình, người thân một năm mới nhiều sức khỏe, may mắn và bình an. Ảnh: G.H
Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt, không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả, lo toan. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi người đều cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Ảnh: G.H

Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt, không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả, lo toan. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi người đều cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Ảnh: G.H

Tại điện chính, nhà Chùa làm lễ cầu mong quốc thái, dân an, đất nước hùng mạnh, đẹp giàu, mùa màng bội thu, người dân ấm no, hạnh phúc. Ảnh: G.H

Tại điện chính, nhà Chùa làm lễ cầu mong quốc thái, dân an, đất nước hùng mạnh, đẹp giàu, mùa màng bội thu, người dân ấm no, hạnh phúc. Ảnh: G.H

Năm nay ở sân chùa Cần Linh trước chính điện có một ngọn lửa tượng trưng cho sự vĩnh cửu sự giao thoa của đất trời, mang lại sự ấm áp cho vạn vật. Ảnh: G.H

Năm nay ở sân chùa Cần Linh trước chính điện có một ngọn lửa tượng trưng cho sự vĩnh cửu sự giao thoa của đất trời, mang lại sự ấm áp cho vạn vật. Ảnh: G.H

Theo truyền thống, nhà chùa phát lộc cho người dân trong đêm Giao thừa. Ảnh: G.H

Theo truyền thống, nhà chùa phát lộc cho người dân trong đêm Giao thừa. Ảnh: G.H

Niềm vui của một gia đình khi được nhận lộc đầu năm mới. Theo quan niệm của người xưa xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong sự may mắn, hanh thông. Ảnh: G.H

Niềm vui của một gia đình khi được nhận lộc đầu năm mới. Theo quan niệm của người xưa xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong sự may mắn, hanh thông. Ảnh: G.H

Ở góc sân nhỏ, có bàn công đức để người dân thành tâm góp công quả khi lễ Chùa đầu năm. Ảnh: G.H

Ở góc sân nhỏ, có bàn công đức để người dân thành tâm góp công quả khi lễ Chùa đầu năm. Ảnh: G.H

Và với quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", "muối trao tay, phúc lộc thọ đong đầy" vào ngày đầu tiên của năm mới, sau thời khắc Giao thừa, nhiều người có thói quen mua những gói muối nhỏ xinh và bật lửa để rước may mắn, tài lộc và sự ấm no cho cả năm. Ảnh: G.H
Và với quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", "muối trao tay, phúc lộc thọ đong đầy" vào ngày đầu tiên của năm mới, sau thời khắc Giao thừa, nhiều người có thói quen mua những gói muối nhỏ xinh và bật lửa để rước may mắn, tài lộc và sự ấm no cho cả năm. Ảnh: G.H

Tin mới