Người Đan Lai bản Bá Hạ vui cuộc sống mới

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Hơn 3 năm rời cội nguồn từ xã Môn Sơn đến nơi tái định cư mới tại bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, người Đan Lai nơi đây đã cùng nhau vượt khó, học cách làm kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện.
Tháng 7/2019, 35 hộ dân người Đan Lai ở bản Cò Phạt và bản Búng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông tạm biệt nơi chôn rau cắt rốn để về nơi ở mới tại bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn. Sau hơn 3 năm "rời cội nguồn", đời sống của bà con Đan Lai nơi đây đã có nhiều thay đổi trong cách nghĩ, cách làm. Ảnh: Quang An

Tháng 7/2019, 35 hộ dân người Đan Lai ở bản Cò Phạt và bản Búng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông tạm biệt nơi chôn rau cắt rốn để về nơi ở mới tại bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn. Sau hơn 3 năm "rời cội nguồn", đời sống của bà con Đan Lai nơi đây đã có nhiều thay đổi trong cách nghĩ, cách làm. Ảnh: Quang An

Các hộ dân nơi đây trồng keo để phủ xanh vườn đồi. Những gốc keo đã gần 3 năm tuổi, chỉ vài năm nữa sẽ cho thu hoạch, giúp bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định, không còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như trước đây. Ảnh: Xuân Hoàng

Các hộ dân nơi đây trồng keo để phủ xanh vườn đồi. Những gốc keo đã gần 3 năm tuổi, chỉ vài năm nữa sẽ cho thu hoạch, giúp bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định, không còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như trước đây. Ảnh: Xuân Hoàng

Sau Tết Nguyên đán vừa qua, anh Lê Văn Luông đã mua máy cày làm đất sản xuất với giá 24 triệu đồng để vừa cày ruộng cho gia đình, vừa cày thuê cho bà con trong bản. Toàn bộ số tiền mua máy được gia đình tích góp sau nhiều năm bản thân anh xa quê làm công nhân. Trước đây, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp là điều mà bà con Đan Lai chưa từng nghĩ đến. Ảnh: Quang An

Sau Tết Nguyên đán vừa qua, anh Lê Văn Luông đã mua máy cày làm đất sản xuất với giá 24 triệu đồng để vừa cày ruộng cho gia đình, vừa cày thuê cho bà con trong bản. Toàn bộ số tiền mua máy được gia đình tích góp sau nhiều năm bản thân anh xa quê làm công nhân. Trước đây, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp là điều mà bà con Đan Lai chưa từng nghĩ đến. Ảnh: Quang An

Gia đình ông Lê Văn Luyện đã trồng nhiều cây ăn quả trong khu vườn. Những loại cây giờ đây đã cho trái ngọt sau sau những năm trồng, chăm sóc cẩn thận. Ảnh: Quang An

Gia đình ông Lê Văn Luyện đã trồng nhiều cây ăn quả trong khu vườn. Những loại cây giờ đây đã cho trái ngọt sau sau những năm trồng, chăm sóc cẩn thận. Ảnh: Quang An

Gia đình bà La Thị Hóa, ở bản Bá Hạ đã học cách chăn nuôi lợn, gà, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Những giống lợn đen được chăm sóc tỉ mẩn, ăn thức ăn sạch nên luôn được thị trường ưa chuộng, bán được giá cao trong dịp Tết vừa qua. Ảnh: Quang An

Gia đình bà La Thị Hóa, ở bản Bá Hạ đã học cách chăn nuôi lợn, gà, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Những giống lợn đen được chăm sóc tỉ mẩn, ăn thức ăn sạch nên luôn được thị trường ưa chuộng, bán được giá cao trong dịp Tết vừa qua. Ảnh: Quang An

Hiện nay, các hộ dân Đan Lai ở bản Bá Hạ đã được cấp diện tích trồng lúa nước. Ông Ngô Trí Đại - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Ngàn cho biết: Hàng năm bà con được cung ứng các giống lúa thuần mới và tập huấn kỹ thuật chăm sóc. Mặc dù điều kiện tự nhiên vẫn còn khó khăn, tuy nhiên, lúa nơi đây vẫn sinh trưởng tương đối ổn định, đảm bảo một phần lương thực, đỡ phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của Nhà nước như trước đây. Ảnh: Xuân Hoàng

Hiện nay, các hộ dân Đan Lai ở bản Bá Hạ đã được cấp diện tích trồng lúa nước. Ông Ngô Trí Đại - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Ngàn cho biết: Hàng năm bà con được cung ứng các giống lúa thuần mới và tập huấn kỹ thuật chăm sóc. Mặc dù điều kiện tự nhiên vẫn còn khó khăn, tuy nhiên, lúa nơi đây vẫn sinh trưởng tương đối ổn định, đảm bảo một phần lương thực, đỡ phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của Nhà nước như trước đây. Ảnh: Xuân Hoàng

Bên cạnh trồng lúa nước, gia đình chị Quàng Thị Luyến đã học cách trồng các loại cây vụ đông để cải thiện bữa ăn cho gia đình, một số loại rau cũng đã được bán để có thêm tiền trang trải cuộc sống thường nhật. Theo ông Lê Văn Điệp - công an viên của bản Bá Hạ, hiện nay phần lớn gia đình đã biết rào dậu mảnh vườn để trồng rau xanh. Ảnh: Quang An

Bên cạnh trồng lúa nước, gia đình chị Quàng Thị Luyến đã học cách trồng các loại cây vụ đông để cải thiện bữa ăn cho gia đình, một số loại rau cũng đã được bán để có thêm tiền trang trải cuộc sống thường nhật. Theo ông Lê Văn Điệp - công an viên của bản Bá Hạ, hiện nay phần lớn gia đình đã biết rào dậu mảnh vườn để trồng rau xanh. Ảnh: Quang An

Dự án tái định cư 35 hộ dân thuộc tộc người Đan Lai được thực hiện theo Quyết định 280/2006/QĐ-TTg ngày 16/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông”.

Mục tiêu của đề án là nâng cao điều kiện sống, phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tộc người này, đồng thời đảm bảo khu vực an ninh biên giới, bảo vệ hệ sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát. Thực hiện nội dung này, khu tái định cư mới ở vùng Bá Hạ - Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn (Con Cuông) đã được xây dựng với diện tích quy hoạch 100 ha, trong đó, 1,40 ha đất ở, 95,19 ha đất sản xuất. Cùng với đó, 35 ngôi nhà sàn và nhiều công trình phụ trợ kèm theo đã được hoàn thành từ năm 2011.

Tin mới