Người dân Nghệ An lội nước xếp đá làm cầu dân sinh

(Baonghean.vn) - Trong đợt rét đầu mùa hàng trăm người dân bản Hạt, xã Yên Tĩnh (Tương Dương) góp tre, lội nước làm cầu dân sinh.
Bản Hạt, xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương là nơi quần cư của người đồng bào Thái, cả bản có hơn 200 hộ dân với gần 800 nhân khẩu. Đây là bản có số hộ dân và nhân khẩu nhiều nhất xã Yên Tĩnh. Người dân bản Hạt vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa đậm bản sắc của người Thái như tục ăn cơm mới (Khầu Nừng), tục ăn vía... Ảnh Hồ Phương
Bản Hạt, xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương là nơi quần cư của người đồng bào Thái, cả bản có hơn 200 hộ dân với gần 800 nhân khẩu. Đây là bản có số hộ dân và nhân khẩu nhiều nhất xã Yên Tĩnh. Người dân bản Hạt vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa đậm bản sắc của người Thái như tục ăn cơm mới (Khầu Nừng), tục ăn vía... Ảnh Hồ Phương
Có điều, nhà văn hóa của bản Hạt nằm tách biệt bên kia dòng khe Chà Hạ so với khu dân cư của bản. Chính vì thế, mỗi lần đi họp, đi liên hoan văn nghệ... đều phải vượt khe suối. Ảnh: Hồ Phương
Có điều, nhà văn hóa của bản Hạt nằm tách biệt bên kia dòng khe Chà Hạ so với khu dân cư của bản. Chính vì thế, mỗi lần đi họp, đi liên hoan văn nghệ... đều phải vượt khe suối. Ảnh: Hồ Phương
Trong ngày cuối tháng 10, khi cái lạnh đầu mùa vừa
Trong ngày cuối tháng 10, khi cái lạnh đầu mùa vừa ghé thăm các bản làng miền Tây xứ Nghệ, hàng trăm người dân bản Hạt đã không quản ngại lội mình dưới dòng nước lạnh cóng để làm cầu dân sinh. Ảnh: Hồ Phương
Để có vật liệu làm nhà, bản Hạt đã huy từ các hội dân trong bản. Mỗi hộ dân góp 1 cây tre (mét), một số vật liệu khác do cánh đàn ông đi lấy từ rừng hoặc trích từ nguồn quỹ của bản. Ảnh: Hồ Phương
Để có vật liệu làm cầu, bản Hạt đã huy từ các hộ dân trong bản. Mỗi hộ góp 1 cây tre (mét), một số vật liệu khác do cánh đàn ông đi lấy từ rừng hoặc trích từ nguồn quỹ của bản để mua về. Ảnh: Hồ Phương
Làm chiếc cầu dân sinh tuy nhỏ nhưng nhiều công đoạn và đòi hỏi sự hợp sức của nhiều người dân, từ đàn ông khỏe mạnh cho đến phụ nữ, người già... Ảnh: Hồ Phương
Làm chiếc cầu dân sinh tuy nhỏ nhưng nhiều công đoạn và đòi hỏi sự hợp sức của nhiều người dân, từ đàn ông khỏe mạnh cho đến phụ nữ, người già... Ảnh: Hồ Phương
Cả bản Hạt có hơn 200 hộ dân, ngoài việc góp tre, trong ngày làm cầu mỗi hộ dân phải có một người cùng tham gia. Những người phụ nữ, người già có nhiệm vụ nhặt đá xếp thành cột làm trụ cầu. Ảnh: Hồ Phương
Cả bản Hạt có 216 hộ dân, ngoài việc góp tre, trong ngày làm cầu mỗi hộ dân phải có 1 người cùng tham gia. Những phụ nữ, người già có nhiệm vụ nhặt đá xếp thành cột làm trụ cầu. Ảnh: Hồ Phương
Thân cầu được tạo nên từ những cây tre do người dân đóng góp. Chiếc cầu dân sinh của bản Hạt không có lan can. Công việc này do những người đàn ông to khỏe, có kinh nghiệm và được cắt cử cẩn thận. Ảnh Hồ Phương
Thân cầu được tạo nên từ những cây tre do người dân đóng góp. Chiếc cầu dân sinh của bản Hạt không có lan can. Công việc này do những người đàn ông to khỏe, có kinh nghiệm và được cắt cử cẩn thận. Ảnh Hồ Phương
Việc xếp đá thành những chiếc trụ cầu cũng hết sức quan trọng và cần nhiều công sức. Người dân bản Hạt dùng nhiều sợi thép đan thành tấm lưới để gằng những hòn đá lại với nhau. Làm như vậy sẽ giúp cho trụ cầu chắc chắn hơn. Ảnh: Hồ Phương
Việc xếp đá thành những chiếc trụ cầu cũng hết sức quan trọng và cần nhiều công sức. Người dân bản Hạt dùng nhiều sợi thép đan thành tấm lưới để gắng những hòn đá lại với nhau. Làm như vậy sẽ giúp cho trụ cầu chắc chắn hơn. Ảnh: Hồ Phương
Mỗi chiếc cầu chỉ thọ được chừng nửa năm, vào mùa mưa lũ, những chiếc cầu dân sinh này mặc định trôi theo dòng lũ. Sau khi hết mùa mưa người dân bản Hạt lại hò nhau làm lại chiếc cầu khác. Ông Vi Văn Thanh, một người dân cho biết, mặc dù phải lội dưới dòng nước lạnh cóng để làm cầu nhưng anh và người dân khác trong bản rất vui. "Có được chiếc cầu người dân sẽ thuận tiện hơn trong việc đi họp, đi xem văn nghệ. Tới đây là ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, bà con lại diễn văn nghệ, vui chơi ca hát đông vui lắm" - anh Thanh nói. Ảnh: Hồ Phương
Mỗi chiếc cầu chỉ thọ được chừng nửa năm, vào mùa mưa lũ, những chiếc cầu dân sinh này mặc định trôi theo dòng lũ. Sau khi hết mùa mưa người dân bản Hạt lại hò nhau làm lại chiếc cầu khác. Ông Vi Văn Thanh, một người dân cho biết, mặc dù phải lội dưới dòng nước lạnh cóng để làm cầu nhưng anh và người dân khác trong bản rất vui. "Có được chiếc cầu người dân sẽ thuận tiện hơn trong việc đi họp, đi xem văn nghệ. Tới đây là ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, bà con lại diễn văn nghệ, vui chơi ca hát đông vui lắm" - anh Thanh nói. Ảnh: Hồ Phương 
Người dân bản Hạt làm cầu dân sinh trong đợt rét đầu mùa. Clip: Hồ Phương

Tin mới