Người đàn ông nuôi 300 con rắn hổ mang mỗi năm

Mỗi năm nuôi đàn "mãng xà" hơn 300 con rắn hổ mang chúa đã đem lại nguồn lợi lớn cho ông Phạm Văn Dũng, đội 13, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Sau 7 năm gắn bó với đàn “mãng xà”, biệt danh “ông Dũng rắn” đã quen thuộc với nhiều khách hàng.

Nuôi rắn từ niềm đam mê

Đã mấy chục năm nay, kể từ ngày vợ chồng ông Dũng rời mảnh đất Vĩnh Phúc lên đất Điện Biên xây dựng vùng kinh tế mới nhưng trong đầu ông không lúc nào nguôi ngoai, nhớ về quê hương. Trong đầu ông luôn in đậm dấu ấn của cái nghề "cha truyền, con nối" -  nuôi rắn hổ mang chúa.

“Tôi đam mê nuôi rắn từ nhỏ, ở quê tôi nhiều người trở thành tỷ phú nhờ nuôi loại rắn kịch độc này. Những ngày đầu lên Điện Biên, tôi muốn nuôi lắm nhưng có nuôi cũng không có chỗ bán, mà thủ tục cấp phép để nuôi loại rắn này phức tạp lắm” ông Dũng thở dài khi nhắc đến niềm đam mê nuôi rắn của mình khi chưa toại nguyện. Nhưng sau một lần về thăm quê, thấy nhiều gia đình giàu lên nhờ nuôi rắn hổ mang ông Dũng đã quyết trí xây dựng trại rắn tại Điện Biên.

 » Mô hình nuôi rắn hổ trâu đầu tiên ở Nghệ An
 

la ma hay: 7 nam cham dan ”mang xa” cuc doc ma chua bao gio lo hinh anh 1

Ông Dũng kiểm tra, tiến hành ghép đôi cho rắn vào mùa sinh sản.


Để đảm bảo đầu ra cho rắn thương phẩm, ông Dũng khảo sát thị trường, liên hệ với các chủ trại rắn ở quê để đảm bảo có thể xuất bán. “Nói thì đơn giản, nhưng tôi đã đầu tư vào trại rắn ngót nghét tỷ bạc, làm chuồng trại đảm bảo, xin giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền, lòng vòng cũng mất gần 1 năm mới xong” - ông Dũng chia sẻ.

Năm 2010, ông Dũng bắt đầu nuôi lứa rắn hổ mang đầu tiên với 100 con. Theo ông Dũng, hồi đấy, nếu nhập rắn giống về nuôi, chi phí rất đắt, lãi chẳng được bao nhiêu nhưng ông vẫn quyết định nuôi lứa đầu tiên để sinh sản gây giống. “Mình có kỹ thuật tội gì không tự nhân giống ? 

Nhưng để làm được việc này cũng kỳ công, người nuôi phải biết được thời kỳ động dục để ghép cặp rắn, nếu không đúng thời kỳ rắn sẽ cắn nhau mà chết.

Khi rắn đẻ trứng, cũng phải biết cách ấp trứng để làm sao rắn con nở tỷ lệ cao nhất, khâu này đòi hỏi kỹ thuật tốt mới làm được” ông Dũng thổ lộ về kỹ thuật nuôi rắn.

la ma hay: 7 nam cham dan ”mang xa” cuc doc ma chua bao gio lo hinh anh 2

Những con rắn hổ mang chúa, sau khi nuôi 1 năm có trọng lượng 2 - 3kg, đã đem lại nguồn lợi lớn cho gia đình ông Dũng


Từ 100 con rắn hổ mang chúa bố mẹ nuôi năm đầu, ông Dũng đã nhân rộng đàn rắn thương phẩm của mình, thời điểm ông nuôi nhiều lên đến gần 1.000 con. Sau 2 năm đầu tư vào trang trại rắn, lứa rắn đầu tiên ông Dũng bán hơn 300 con với trọng lượng trung bình từ 2 – 3kg/1 con, giá bán trung bình 1 triệu đồng/kg, trừ chi phí ông cũng bỏ túi hơn 300 triệu.

Bỏ ăn khi “mãng xà” bị ốm

Ông Dũng yêu rắn hổ mang chúa, chăm sóc chúng như chăm con mọn. Thấy rắn ốm, bỏ ăn, ông lập tức kiểm tra nguồn thức ăn, chuồng trại của rắn, tìm ra bệnh để chữa cho rắn. “Bỏ ra cả tỷ bạc để đầu tư đàn rắn, không lo cho chúng sao được, rắn ốm sẽ ảnh hưởng đến sự sinh sản, sinh trưởng. Vì thế mình phải thường xuyên kiểm tra, thấy biểu hiện rắn yếu, bỏ ăn là phải có phương pháp điều trị” ông Dũng cho biết. Nhiều lần "mãng xà" ốm hàng loạt do thức ăn đầu vào không đảm bảo, ông Dũng quên ăn, ngủ tìm ra phương pháp cứu lấy đàn rắn.

Để loài rắn phát triển nhanh thì thức ăn cho chúng phải đảm bảo sạch, nguồn thức ăn chủ yếu là cóc, rắn nước, ếch nhái. Do nguồn thức ăn trên địa bàn không đủ cung cấp cho đàn rắn, ông thường xuyên phải nhập thức ăn tại các tỉnh dưới xuôi. Theo ông Dũng thì nguồn thức ăn được ông kiểm soát rất chặt, nếu thức ăn để lâu ngày, rắn ăn sẽ hay bị bệnh.

la ma hay: 7 nam cham dan ”mang xa” cuc doc ma chua bao gio lo hinh anh 3

Theo ông Dũng thì rắn vào mùa sinh sản rất hung dữ vì thế người nuôi rắn phải cẩn thận khi ghép đôi, chỉ cần bất cẩn sẽ bị rắn tấn công, nguy hiểm đến tính mạng.


“Nuôi loại rắn độc này khó nhất là lúc cho ăn, ghép đôi rắn và lúc rắn mới nở. Lúc cho ăn, khi mở cửa chuồng không cẩn thận rắn trong ngách tấn công rất nguy hiểm. Còn khi ghép đôi, không đúng thời điểm, rắn rất hung dữ, sơ sẩy sẽ bị chúng tấn công” ông Dũng nói thêm về kỹ thuật nuôi rắn. Chỉ tay vào những vết sẹo ở chân tay, ông Dũng nhớ từng thời gian, bị rắn cắn như thế nào. “Mọi người nhìn thấy rắn thì sợ, chứ tôi thì quen rồi, và cũng bị chúng cắn nhiều rồi, nhưng trong người có thuốc gia truyền, nên khi bị rắn cắn là đắp thuốc luôn, nếu không thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng như chơi”.

Để đảm bảo rắn sinh trưởng và phát triển tốt, theo ông Dũng thì phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, rắc vôi, phun thuốc khử trùng để phòng rắn bị bệnh. Chuồng trại luôn được thắp điện để đảm bảo ấm về mùa đông và mùa hè có quạt mát, đảm bảo chuồng luôn khô ráo. Không chỉ nuôi rắn thương phẩm, hiện nay ông Dũng còn bán cả trứng rắn, rắn con cho ai muốn nuôi loại “mãng xà” này. Ông Dũng cũng sẵn sàng hướng dẫn, kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi rắn cho những hộ muốn nuôi.

Từ niềm đam mê nuôi rắn, với 100 con rắn bố mẹ ban đầu, đến nay trang trại rắn của ông Dũng có thể nuôi hàng nghìn con mỗi năm cho ông nguồn lãi từ 300 - 500 trăm triệu đồng. “Mình nuôi nhưng phải xác định được thị trường đầu ra, chứ cứ nuôi ồ ạt, giá thị trường xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Rắn của tôi nuôi đều được thương lái đến tân nơi mua, vì thế 7 năm rồi chưa năm nào tôi thất thu từ rắn” ông Dũng chia sẻ thêm.

Theo danviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới