Người Khơ Mú ăn Tết như thế nào?

(Baonghean.vn) - Hàng năm, sau khi gặt hái mùa màng xong, khoảng tháng 11-12 âm lịch các gia đình người Khơ Mú ở bản Huồi Thum, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An) lại chọn ngày đẹp để tổ chức lễ Grơ.
Ảnh: Thành Cường
Lễ Grơ là Tết lớn nhất trong năm của người Khơ Mú, mang ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, là dịp để con cháu dâng lễ lên tổ tiên, mời tổ tiên về ăn tết với con cháu; tiễn năm cũ đi cùng tất cả những xui xẻo, ốm đau, bệnh tật, mong được đón năm mới với nhiều điều may mắn, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, gia đình hòa thuận, ấm no. Nghi lễ được diễn ra có sự tham gia của họ hàng, bà con dân bản. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Lễ vật để tổ chức Lễ Grơ chỉ bao gồm các loại thực phẩm do chính gia đình sản xuất được như khoai lang, khoai sọ, củ mài, bí xanh,… được chị em lấy về, đồ chín để dâng lên tổ tiên. Ngoài ra, không thể thiếu là có 1 đôi gà (1 con trống, 1 con mái). Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường
Đến giờ làm lễ, mọi người trong gia đình đều tập trung tại gian thờ tổ tiên, gần chum rượu cần. Người chủ nhà dùng dao cứa mép con gà cho chảy máu ra, rồi vừa khấn, vừa bôi máu con gà lên chân những người trong gia đình. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Bôi quệt từ đầu gối xuống đến cổ chân, lần lượt từ người nhỏ tuổi nhất đến người lớn tuổi nhất, cuối cùng bà chủ nhà sẽ bôi cho ông chủ. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Trong lúc bôi tiết gà, chủ nhà khấn cho mọi người trong gia đình khỏe mạnh, may mắn, mong cho tổ tiên phù hộ… những người tham dự lễ cũng đồng thanh khấn theo ông chủ, chúc phúc, cầu may, cầu sức khỏe cho mọi người trong nhà. 2 con gà được mang đi mổ để làm lễ. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Sau đó, chủ nhà ngồi cạnh chum rượu cần, bà chủ nhà cầm sừng trâu để tiếp nước vào rượu, ông chủ lấy ra một đôi đũa tre, một tay ông vít 02 cần rượu, 1 tay ông dùng đũa cả gắp bã rượu từ trong chum ra,...  Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
... bón qua một cái lỗ sàn nhà ngụ ý mời bố mẹ về ăn tết, uống rượu cần, vừa bón ông vừa khấn mời bố mẹ uống rượu cần, ăn tết với con cháu, cầu mong bố mẹ phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt. Khi ông chủ cất lời cúng thì những người già, người lớn cũng cúng khấn theo để cầu mong cho tổ tiên phù hộ cho gia chủ. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Thực hiện nghi lễ xong, mọi người cùng nhau uống rượu cần và củ, quả đồ. Đầu tiên ông chủ mời những người lớn tuổi, có chức sắc trong bản, sau đó đến những người khác. Những người được mời uống rượu đều vừa vít cần rượu, nói lời cảm ơn chủ nhà và cầu mong cho các con cháu trong gia đình khỏe mạnh, năm mới nhiều may mắn, khi đó mọi người ngồi xung quanh cũng khấn theo... ông chủ nhà cũng đáp lời cảm ơn, rồi cùng uống rượu cần. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường
Chủ nhà đốt bông lau kết thúc lễ mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Sau khi mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết, người chủ nhà tập trung tất cả con, cháu lại ngồi xung quanh mâm lễ để tổ chức lễ cầu hồn, làm vía. Ông chủ nhà mở ép xôi cốm, vê xôi thành từng miếng nhỏ bằng đầu ngón tay, chấm chấm vào các đồ lễ, rồi vừa dính lên tóc của con, cháu, theo thứ tự từ người bé nhất đến người lớn nhất đều được dính mỗi người 2 miếng xôi ,vừa cúng khấn cầu mong cho con cháu khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, tiễn năm cũ, đón năm mới. Trong khi chủ nhà cúng khấn thì mọi người tham gia cũng đồng thanh cúng khấn theo xin thần linh, tổ tiên phù hộ cho gia chủ khỏe mạnh, may mắn. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường
Lễ Grơ của người Khơ Mú được tổ chức để tiễn năm cũ, tiễn những rủi ro, ốm đau của năm cũ, đón năm mới với mong muốn con người khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật, làm ăn phát đạt. Là dịp mọi người trong gia đình đoàn tụ, nhớ về tổ tiên. Là nghi lễ truyền thống mang yếu tố tín ngưỡng tâm linh sâu sắc của người Khơ Mú, thể hiện tính cộng đồng, đoàn kết của những người trong gia đình, dòng họ, làng bản. Ảnh: Thành Cường

Tin mới