Người Mông Nghệ An 'lên trời' ăn tiệc trong lễ cúng 'giàng'

(Baonghean.vn) - Trong lễ cúng "giàng", còn gọi là cúng họ của dòng họ Và, người ta tin rằng mình được "lên trời" ăn tiệc và trở về qua 3 cánh cổng tâm linh.
Mỗi dòng họ người Mông ở miền núi xứ Nghệ lại có một tập tục riêng. Dòng họ và cũng vậy. Họ tổ chức lễ cúng
Mỗi dòng họ người Mông ở miền núi Nghệ An lại có một tập tục riêng. Dòng họ Và ở bản Thăm Hín, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn cũng vậy. Họ tổ chức lễ cúng "giàng" vào cuối tháng 6 âm lịch. Các dòng họ khác cũng có tập tục này nhưng thường tổ chức vào thời gian khác nhau và cách cử hành cũng khác nhau.
Trong buổi sáng trước khi làm lễ cúng, những người đàn ông trong họ tề tựu cùng nhau làm những chuỗi dao trừ tà bằng gỗ và sợi cỏ tranh.
Trong buổi sáng trước khi làm lễ cúng, những người đàn ông trong họ tề tựu cùng nhau làm những chuỗi dao trừ tà bằng gỗ và sợi cỏ tranh.
"Đây là thứ quan trọng nhất của ngày lễ. Nó sẽ ngăn ma quỷ không vào được nhà ta" - ông Và Xếnh Lù giải thích với phóng viên.
"Đây là thứ quan trọng nhất của ngày lễ. Nó sẽ ngăn ma quỷ không vào được nhà ta" - ông Và Xếnh Lù giải thích với phóng viên.
Sau lễ, những chuỗi dao này sẽ được treo lên trước cửa nhà.
Sau lễ, những chuỗi dao này sẽ được treo lên trước cửa nhà. "Nhà có bao nhiêu đàn ông, con trai thì làm bấy nhiêu chuỗi dao" - một người trong họ giải thích
Đối với dòng họ Và dê là con vật để cúng tế cho thần linh và nhất thiết phải là một con dê màu trắng, khỏe mạnh. Người ta phải tuyển lựa kỹ. Nếu trong bản không có con nào đạt yêu cầu thì phải đi mua nơi khác. Đó là cách người là làm đẹp lòng thần linh.
Đối với dòng họ Và, dê là con vật để cúng tế cho thần linh và nhất thiết phải là một con dê màu trắng, khỏe mạnh. Con dê này phải được tuyển lựa kỹ. Nếu trong bản không có con nào đạt yêu cầu thì phải đi mua nơi khác. Theo quan niệm đó là cách làm đẹp lòng thần linh.
Cúng là màn
Cúng là màn ly kỳ nhất trong buổi lễ. Thầy cúng trong lúc hành lễ có vẻ như đang lên đồng thực sự. Ông ta cúng, nhảy múa không ngừng nghỉ 4 giờ liền trong tiếng chiêng rộn rịp.
Sau lễ cúng là phần thú vị nhất của ngày lễ. Người ta tìm đến một bãi trống trong khu rừng gần bản và mở tiệc. Bất cứ ai trong họ cũng phải đến đây để ăn uống và gặp mặt nhau.
 Bữa tiệc ngoài rừng là phần thú vị nhất của ngày lễ. Người ta tìm đến một bãi trống trong khu rừng gần bản và mở tiệc. Bất cứ ai trong họ cũng phải đến đây để ăn uống và gặp mặt nhau.
3 chiếc cổng được dựng trên đường đi là điểm độc đáo nhất của lễ hội. Mọi người phải đi qua nó để đến nơi dực tiệc và khi trơ về bản cũng phải qua cánh cổng này. Người ta tin rằng, 3 cánh cổng là lối dẫn đến một thế giới khác. Nếu khi trở về mà không đi qua nó thì linh hồn sẽ lạc trên cõi trời.
Ba chiếc cổng được dựng trên đường đi là điểm độc đáo nhất của lễ hội. Mọi người đến nơi dự tiệc và khi trở về bản đều phải qua những cánh cổng này. Người ta tin rằng, 3 cánh cổng là lối dẫn đến một thế giới khác. Nếu khi trở về mà không đi qua nó thì linh hồn sẽ lạc trên cõi trời.
Video lễ cúng "giàng" của người Mông họ Và ở Nghệ An.

Tin mới