![]() |
Chiếc xe của chị Hiền chờ bên đường để lao động đến nhận phong bì. Ảnh: Tiến Hùng |
Bắt đầu từ chiều 30/7, chị Hiền mang theo 100 chiếc phong bì chứa tổng cộng 50 triệu đồng dừng xe cạnh chốt kiểm soát để phát cho lao động về quê bằng xe máy. Chị Hiền nói rằng, để bà con biết được để về quê qua cây cầu này, chị phải chụp ảnh đăng lên Facebook thông báo.
Theo tìm hiểu của phóng viên, người phụ nữ trung niên này khá nổi tiếng trong giới từ thiện. Gần đây, chị nhiều lần chuyển tiền cho những người bạn ở TP.HCM mua đồ thiết yếu hỗ trợ người dân nghèo tại các "cửa hàng 0 đồng" và trả công cho các shiper vận chuyển hàng thiết yếu cho người nghèo. Tất cả hoạt động từ thiện của chị đều khá kín tiếng. "Trong lúc dịch bệnh, nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, mình chia sẻ được chút nào cho họ thì tốt chút đó, giúp được người khác thấy lòng mình cũng ấm áp hơn", chị nói.
![]() |
Bất chấp mưa gió, tối 30/7, đúng như lời hứa, chị Hiền dừng xe chờ lao động đến nửa đêm để phát phong bì. Ảnh: TH |
"Nhờ bạn bè thông báo cho những người về quê bằng xe máy để tránh dịch, đi qua cầu Bến Thủy 2 để mình chia sẻ một chút khó khăn với bà con. Gia đình mình đứng chờ ở đây đến 12 giờ đêm nay”, chị Hiền viết trên tài khoản Facebook cá nhân vào chiều 30/7. Dòng trạng thái này khiến cộng động khá bất ngờ, không ít người tỏ ý nghi ngại. Tuy nhiên, đúng như những dòng chị Hiền viết, tối 30/7, gia đình chị dừng xe chờ các lao động hồi hương đến 24h mới về nhà ngủ, bất chấp trời mưa gió. Đến sáng 31/7, cả gia đình lại tiếp tục việc thiện nguyện này. Thấy những lao động hồi hương có vẻ đói, chị Hiền còn mua 100 gói xôi giò để phát cho họ.
![]() |
Một nhóm lao động Kỳ Sơn ngủ lại chân cầu Bến Thủy 2 vì quá mệt sau khi đi từ Bình Dương về. Ảnh: TH |
"Đó là số tiền rất lớn đối với vợ chồng em lúc này", Long nói. 3 tháng trước, Long mang vợ và đứa con nhỏ 2 tuổi vào Bình Dương lập nghiệp. Tuy nhiên, đại dịch ập đến khi cả hai vợ chồng thậm chí còn chưa xin việc. Số tiền mang theo đã hết, vợ chồng Long phải cầu cứu từ quê nhà gửi vào. Ít ngày trước, Long quyết định chạy xe máy chở vợ con về quê. "Nếu không về, ở trong đó cũng chẳng còn tiền ăn, tiền trọ", Long nói và cho hay, hành trình về quê, trong túi của cả hai vợ chồng chỉ có vỏn vẹn chưa đầy một triệu đồng để đổ xăng, ăn uống. Cũng may, dọc đường có nhiều đoàn thiện nguyện phát đồ ăn, nước uống miễn phí.
![]() |
Mỗi ngày có hàng trăm lao động về quê bằng xe máy từ tâm dịch. Ảnh: Tiến Hùng |
Theo một cán bộ CSGT làm nhiệm vụ ở chốt kiểm soát, chỉ tính riêng ở chốt kiểm soát cầu Bến Thủy 2, mỗi ngày có hàng trăm chiếc xe máy khai báo chạy từ tâm dịch miền Nam như Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai... về quê tránh dịch. Trong đó, đông đảo nhất vẫn là lao động quê Nghệ An, Thanh Hóa.