Người thương binh cụt cả hai tay với những việc phi thường

(Baonghean.vn) - Đôi tay đã bị cụt quá nửa, nhưng với nghị lực của người lính ông Nguyễn Văn Linh thương binh hạng 1/4 đặc biệt, luôn tự lực và làm được nhiều việc phi thường trong cuộc sống.
 
Trở về từ chiến trường khi đôi tay đã bị cụt quá nửa, tưởng rằng những ngày tháng còn lại là những ngày tháng cùng cực, nhưng với nghị lực của người lính ông Nguyễn Văn Linh (SN 1949, trú tại xóm Bích Thị, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, thương binh hạng 1/4 đặc biệt) đã vươn lên trong cuộc sống bằng chính bản thân mình, đặc biệt ông viết chữ rất đẹp. Ảnh: Diệp Phương

Trở về từ chiến trường khi  đôi tay đã bị cụt quá nửa, tưởng rằng những ngày tháng còn lại là những ngày tháng cùng cực, nhưng với nghị lực của người lính ông Nguyễn Văn Linh (SN 1949, trú tại xóm Bích Thị, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, thương binh hạng 1/4 đặc biệt) đã vươn lên trong cuộc sống bằng chính bản thân mình, đặc biệt ông viết chữ rất đẹp. Ảnh: Diệp Phương

ảnh 2: Đôi tay bị cụt đã quá nửa nhưng ông vẫn có thể cầm bút và viết chữ rất đẹp.  ảnh 3: Bài thơ Đồng chí  dưới ngòi bút của người thương binh bị cụt cả hai tay. ảnh 4: Việc cầm nắm, bưng bê không có gì khó đối với người thương binh giàu nghị lực.
Từng theo học Trường Trung cấp kỹ thuật điện, năm 1968 ông tốt nghiệp và được giữ lại công tác tại trường. Đến năm 1969, ông Linh nhập ngũ, trở thành người lính của một đơn vị pháo Phòng không, thuộc Binh chủng Pháo Cao xạ. Ảnh: Diệp Phương
Mất đi đôi tay trong trận chiến với pháo phòng quân của Mỹ năm 1971 nhưng với nghị lực vươn lên của người lính ông đã sống làm được nhiều điều rất phi thường. Ảnh: Diệp Phương
Mất đi đôi tay trong trận chiến với pháo phòng quân của Mỹ năm 1971 nhưng với nghị lực vươn lên của người lính ông đã sống làm được nhiều điều rất phi thường. Ảnh: Diệp Phương

Việc cầm nắm, bưng bê không có gì khó đối với người thương binh giàu nghị lực. ảnh 5: “Để có thể sử dụng đôi tay như một người bình thường là điều không thể nhưng trong “cái khó thường ló cái khôn”, trước khi làm việc gì đó phải suy nghĩ, tính toán để tìm ra cách giải quyết. Đi xe đạp quan trọng nhất là giữ thăng bằng, ngày xưa đường đất khó đi, qua những đoạn ổ gà nếu mình ngồi trên yên xe sẽ bị mất tay lái ngay nên mình phải nghĩ ra cách đứng trên bê đan, trọng lượng cơ thể sẽ ở trên 2 bê đan cho nên sẽ không bao giờ ngã” – Ông Linh bật mí.
Việc cầm nắm, bưng bê không có gì khó đối với người thương binh giàu nghị lực. Các đồ điện trong nhà hư hỏng hầu hết đều do ông tự tay sửa. Ảnh: Diệp Phương
 
x
“Để có thể sử dụng đôi tay như một người bình thường là điều không thể, nhưng trong “cái khó thường ló cái khôn”, trước khi làm việc gì đó phải suy nghĩ, tính toán để tìm ra cách giải quyết. Đi xe đạp quan trọng nhất là giữ thăng bằng, ngày xưa đường đất khó đi, qua những đoạn ổ gà nếu mình ngồi trên yên xe sẽ bị mất tay lái ngay nên mình phải nghĩ ra cách đứng trên pê đan. Khi đứng trọng lượng cơ thể sẽ ở trên 2 pê đan cho nên sẽ không bao giờ ngã” - ông Linh bật mí. Xe đạp của ông Linh cũng rất đặc biệt, ông đã nghĩ cách thiết kế phanh xe ngay sau bàn đạp để dễ dàng sử dụng lúc cần. Ảnh: Diệp Phương
 
Những năm 80 của thế kỷ trước, ông Linh từng đi buôn lạc ở Hà Nội, trên chiếc xe đạp, người thương binh cụt 2 tay vẫn lái xe bình thường, cứ 3 ngày lại đi một chuyến. Dần dà, khi sức khỏe ngày càng giảm ông lại có thú vui khám phá ong rừng và ông thường một mình vào rừng bắt ong mật về nuôi. Ảnh: Diệp Phương
Những năm 80 của thế kỷ trước, ông Linh từng đi buôn lạc ở Hà Nội, trên chiếc xe đạp, người thương binh cụt 2 tay vẫn lái xe bình thường, cứ 3 ngày lại đi một chuyến. Dần dà, khi sức khỏe ngày càng giảm ông lại có thú vui khám phá ong rừng và ông thường một mình vào rừng bắt ong mật về nuôi.  Ảnh: Diệp Phương
 
Là “thanh mai trúc mã” từ thuở còn thơ với ông Linh, bà Hồ Thị Cúc (SN 1950) - cô giáo dạy Văn xinh đẹp, làm say đắm bao trai làng nhưng bà đã vượt lên mọi trở ngại, quyết về chung mái nhà với người đàn ông không còn lành lặn. Ông bà có với nhau 4 người con, đều đã trưởng thành, lập gia đình riêng và ở xa. Gia đình hiện còn 2 ông bà sống cùng nhau tại quê nhà. Ảnh: Diệp Phương
Là “thanh mai trúc mã” từ thuở còn thơ với ông Linh, bà Hồ Thị Cúc (SN 1950) - cô giáo dạy Văn xinh đẹp, làm say đắm bao trai làng nhưng bà đã vượt lên mọi trở ngại, quyết về chung mái nhà với người đàn ông không còn lành lặn. Ông bà có với nhau 4 người con, đều đã trưởng thành, lập gia đình riêng và ở xa. Gia đình hiện còn 2 ông bà sống cùng nhau tại quê nhà. Ảnh: Diệp Phương

Tin mới